'Thái tử' Lee Jae-yong: Hành trình chinh phục 'ngai vàng' Samsung

Hạnh Nguyễn - 16/11/2022 19:55 (GMT+7)

(VNF) - Lee Jae-yong đã chính thức ngồi vào vị trí này, trở thành vị lãnh đạo quyền lực bậc nhất xứ sở kim chi. Thách thức lúc này là liệu ông Lee Jae-yong có thể chèo lái con thuyền khổng lồ Samsung vững vàng trong cuộc đua công nghệ toàn cầu hay không.

VNF
Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong, vị lãnh đạo quyền lực bậc nhất của giới công nghệ xứ sở kim chi.

Đế chế Samsung - trụ cột quan trọng của kinh tế Hàn Quốc

Năm 1938, Samsung được thành lập bởi ông Lee Byung-chull, ông nội của “thái tử” Lee Jae-yong. Thời điểm đó, Samsung chỉ là một công ty kinh doanh tạp hoá khiêm tốn với vốn khởi đầu khoảng 27 USD. Đến năm 1969, ông Byung-chull bắt đầu đẩy mạnh và mở rộng mảng điện tử cũng như công nghệ thông tin và viễn thông, biến Samsung trở thành một “cỗ máy in tiền” tại Hàn Quốc.

Ông Lee Byung-chull qua đời năm 1987. Chỉ 2 tuần sau đó, con trai ông, cố Chủ tịch Lee Kun-hee lên nắm quyền và đặt ra cho bản thân một mục tiêu tưởng như không thể đạt được: Biến một tập đoàn tầm trung ở Hàn Quốc thành gã khổng lồ mang tầm cỡ toàn cầu. Cùng với đó, ông Kun-hee cũng vạch ra một chiến lược cụ thể để chinh phục đỉnh núi ấy, đó là đặt cược lớn vào các công nghệ mới nổi và tìm cách mở rộng quy mô hoạt động.

Quả nhiên, gần 30 năm sau, doanh thu của Samsung chạm mốc 300 tỷ USD, trở thành nhà sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu thế giới. Trong đó, hơn một nửa doanh thu đến từ điện thoại thông minh, chip bán dẫn, linh kiện điện tử, số còn lại đến từ các hoạt động khác như dịch vụ, giải trí, bảo hiểm…

Sau gần 3 thập kỷ “cai trị” Samsung, Chủ tịch Lee Kun-hee qua đời năm 2020 vì bệnh tim. Trước đó, ông Lee Kun-hee và ban lãnh đạo Samsung đã sớm có kế hoạch dọn đường cho “thái tử” Lee Jae-yong nhận chức Chủ tịch Samsung. Tuy nhiên, kế hoạch này đã không suôn sẻ như mong đợi.

Con đường chông gai của người thừa kế duy nhất

Ông Lee Jae-yong, con trai duy nhất của cố Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee, là một cái tên không mấy xa lạ trong giới kinh doanh toàn cầu. Theo số liệu từ Forbes, ông sở hữu khối tài sản trị giá 7,3 tỷ USD và nằm trong danh sách 300 người giàu nhất thế giới.

“Thái tử Samsung” từng theo học Cử nhân Khoa học Nghệ thuật tại Đại học Quốc gia Seoul và Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Đại học Keio. Ông cũng là sinh viên của Trường Kinh doanh Harvard nhưng phải trì hoãn việc học để trở về Seoul tiếp quản công việc gia đình.

Ông Jae-yong bắt đầu vào làm việc ở Samsung năm 23 tuổi, giữ chức vụ Phó Chủ tịch Kế hoạch Chiến lược và sau đó là Giám đốc khách hàng. Được biết, vị trí giám đốc này được tạo ra dành riêng cho ông Lee Jae-yong, người chắc chắn sẽ kế thừa sự nghiệp của cha ông mình. Mặc dù vậy, triển vọng lãnh đạo của ông Lee Jae-yong lại khá mờ nhạt. Vì lẽ đó, “thái tử” Lee Jae-yong đã phải đổ nhiều tâm huyết và chậm rãi xây những viên gạch chắc chắn cho vị trí Chủ tịch Samsung của mình.

Ông Lee Jae-yong đã bắt đầu với thương vụ sáp nhập công ty thời trang Cheil Industries của ông vào Samsung C&T, một cổ đông chính của Samsung Electronics, vào năm 2015. Mấu chốt của thương vụ này là để củng cố vị thế của ông Lee Jae-yong trên con đường chinh phục ghế chủ tịch.

Thời điểm đó, 1 cổ phiếu Cheil được định giá bằng gần 3 cổ phiếu Samsung C&T. Tuy nhiên, theo các công tố viên, giá cổ phiếu này đã bị thao túng nhằm nâng cao quyền kiểm soát của “thái tử Samsung” đối với công ty C&T.

Bên cạnh đó, quỹ đầu cơ Elliott Management của Mỹ, sở hữu 7% cổ phần trong Samsung C&T, cũng lên tiếng phản đối thương vụ sáp nhập này. Quỹ này đã đệ đơn lên tòa án quận Seoul, yêu cầu tòa án cấm Samsung C&T tổ chức đại hội cổ đông thông qua việc sáp nhập với cáo buộc ông Lee Jae-yong thao túng giá cổ phiếu và gian lận kế toán.

Trong cuộc chiến pháp lý với các công tố viên Hàn Quốc và quỹ Elliott, ông Lee Jae-yong đã tìm đến sự ủng hộ của chính phủ thông qua Quỹ hưu trí quốc gia, cổ đông chính của Samsung C&T. Khi sự việc vỡ lở, ông Lee Jae-yong, lúc này là Phó chủ tịch Samsung, đã phải hầu toà vì tội đưa hối lộ hàng chục triệu USD cho các đối tượng thân tín với cựu Tổng thống Park Geun-hye.

Tháng 2/2017, các công tố viên tham gia điều tra vụ án của ông Lee Jae-yong đã cáo buộc ông hối lộ tổng cộng 27,4 triệu USD. Trong phán quyết cuối cùng, toà đã tuyên án “thái tử Samsung” 5 năm tù giam. Sau khi toà phúc thẩm giảm thời hạn xuống còn 2,5 năm tù treo, ông Lee được trả tự do vào năm 2018. Tuy nhiên, đến năm 2020, toà án tối cao Hàn Quốc cho rằng toà phúc thẩm đã đánh giá thấp số tiền hối lộ và yêu cầu xử lại vụ án này.

Tháng 1/2021, Tòa án cấp cao Seoul (Hàn Quốc) đã tuyên ông Lee Jae-yong 30 tháng tù với tội danh hối lộ, bắt ngay tại toà. Như vậy, chỉ chưa đầy 3 năm sau khi được trả tự do cùng bản án treo, người thừa kế của tập đoàn Samsung đã phải quay trở lại cuộc sống sau song sắt.

Phán quyết này đã làm tiêu tan hi vọng của những người ủng hộ ông Lee cũng như các lãnh đạo khác của Samsung. Mặt khác, các nhà hoạt động chống tham nhũng ở Hàn Quốc lại rất đồng tình với quyết định của toà án. Họ là những người đã yêu cầu cơ quan tư pháp thể hiện sự cứng rắn trong việc giải quyết các mối quan hệ mờ ám giữa những ông chủ của các đế chế kinh doanh và giới tinh hoa chính trị.

Tháng 8 vừa qua, “thái tử Samsung” nhận được quyết định ân xá của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok-ryul. Trả lời truyền thông vào thời điểm đó, ông Lee đã cúi đầu xin lỗi công khai với tất cả người dân Hàn Quốc và hứa sẽ bắt đầu lại.

Không chờ đợi lâu, ngày 27/10, ông Lee Jae-yong đã chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch Samsung, kết thúc hành trình đầy khó khăn của mình để nối nghiệp thế hệ tiền nhiệm, đồng thời hứa hẹn mở ra một chương mới cho “gã khổng lồ” công nghệ hàng đầu Hàn Quốc.

Samsung sẽ ra sao dưới “triều đại Lee Jae-yong”?

Trong bối cảnh kinh tế Hàn Quốc nói riêng cũng như kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, áp lực của việc chèo lái “con tàu khổng lồ” Samsung sẽ gặp không ít thách thức.

Ngay trước khi quyết định bổ nhiệm của ông Jae-yong được đưa ra, Samsung đã báo cáo kết quả kinh doanh đáng thất vọng. Lợi nhuận hoạt động quý III/2022 giảm 31,39%, so với cùng kỳ năm ngoái do suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến nhu cầu đối với hàng điện tử tiêu dùng. Đây là lần đầu tiên trong gần 3 năm, Samsung ghi nhận lợi nhuận theo năm bị sụt giảm.

Sự vắng mặt của ông Lee Jae-yong từng “bóp nghẹt” con đường phát triển của Samsung trong nhiều năm. Quả thật, thoả thuận lớn cuối cùng của Samsung từng được ký kết vào năm 2016, khi doanh nghiệp này mua lại công ty điện tử xe hơi và hệ thống âm thanh Harman của Mỹ với giá 8 tỷ USD.

Cho đến nay, các lĩnh vực công nghệ sinh học hay pin xe điện mà Samsung đầu tư phát triển cũng chưa có nhiều thành tựu đáng kể. Quy mô thị phần của Samsung SDI, công ty con phụ trách mảng pin EV, chỉ đạt 5% trên thị trường toàn cầu, xếp sau hàng loạt ông lớn như Panasonic hay LG.

Giờ đây, Samsung dưới “triều đại Chủ tịch Lee Jae-yong” buộc phải thích ứng và thay đổi chiến lược mới cho tương lai để vượt qua các đối thủ đáng gờm. Nhiều người kỳ vọng, với tầm nhìn chiến lược mới mẻ và khả năng lãnh đạo của tân Chủ tịch Lee Jae-yong, Samsung sẽ nhanh chóng lấy lại vị thế vốn có của một trụ cột kinh tế Hàn Quốc, đồng thời hùng mạnh hơn nữa trên thị trường toàn cầu.

Xem thêm >> Tân Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong sắp tới Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư mới

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an của Đại Tướng Tô Lâm

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an của Đại Tướng Tô Lâm

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Lộ diện đại gia đứng sau hệ thống Quán nhậu Tự Do

Lộ diện đại gia đứng sau hệ thống Quán nhậu Tự Do

(VNF) - Mọc lên tại những vị trí đắc địa, quán nhậu Tự Do đang dần trở thành một trong những hệ thống quán nhậu lớn hàng đầu tại Hà Nội với hàng chục sơ sở lớn nhỏ.

Tỷ phú Jeff Bezos: Nỗi kinh hoàng khiến nhân viên toát mồ mỗi khi thức dậy

Tỷ phú Jeff Bezos: Nỗi kinh hoàng khiến nhân viên toát mồ mỗi khi thức dậy

(VNF) - Thời điểm những năm 90, tỷ phú Jeff Bezos từng được coi là "nỗi kinh hoàng" đối với nhân viên khi liên tục gây áp lực cho các thành viên thuộc Amazon.

Hà Nội: Căn hộ dần hạ nhiệt, hàng tỷ USD sẽ đổ sang Đông Anh xây chung cư

Hà Nội: Căn hộ dần hạ nhiệt, hàng tỷ USD sẽ đổ sang Đông Anh xây chung cư

(VNF) - Sau cơn sốt tăng giá, chung cư Hà Nội neo cao khó bán mua; Dân TP.HCM ‘ngóng’ được chuyển đổi đất đai, thoát quy hoạch treo; Sau thông báo tái khởi động, Cocobay Đà Nẵng vẫn im lìm; Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh... là những thông tin được quan tâm trong tuần.

Rủi ro 380 triệu USD: Hàng triệu người Indonesia nợ nần khó kiểm soát

Rủi ro 380 triệu USD: Hàng triệu người Indonesia nợ nần khó kiểm soát

(VNF) - Các chương trình Mua trước trả sau (Buy Now, Pay Later - BNPL) ngày càng phổ phiến ở Indonesia đang khiến nợ tiêu dùng ngày càng tăng do khả năng tiếp cận dễ dàng hơn.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, chủ Quán nhậu Tự Do lộ diện

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, chủ Quán nhậu Tự Do lộ diện

(VNF) - Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất sau lệnh bắt và khởi tố, Chủ tịch Viconship Bùi Minh Hưng bất ngờ xin từ nhiệm, ông Lê Mạnh Linh làm Phó chủ tịch HĐQT EVNFinance… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Loạt xe điện Trung Quốc về Việt Nam, mẫu nào cạnh tranh với VinFast VF3?

Loạt xe điện Trung Quốc về Việt Nam, mẫu nào cạnh tranh với VinFast VF3?

(VNF) - Giai đoạn nửa cuối năm 2024, nhiều mẫu xe điện có nguồn gốc từ Trung Quốc sắp ra mắt tại thị trường Việt Nam. Trong đó, có một số mẫu nằm cùng phân khúc và cạnh tranh với VinFast VF3.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.