'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 diễn ra ngày 1/4, ông Trương Công Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, UPCoM: MCH) đã tiết lộ nhiều tham vọng "khủng" của "ông vua" ngành hàng tiêu dùng Việt Nam.
Ông Trương Công Thắng cho hay ở các thị trường mà Masan Consumer đã thống lĩnh như thị trường gia vị, nhiều người cho rằng công ty khó có thể tăng trưởng được nữa. Tuy nhiên theo ông, sau khi thỏa mã về số lượng, người tiêu dùng sẽ quan tâm đến chất lượng. Đây là lý do vì sao Masan Consumer thực hiện chiến lược cao cấp hóa tất cả các sản phẩm.
Chẳng hạn như ở thị trường nước mắm, hiện nay độ đạm trung bình toàn thị trường Việt Nam vào khoảng 10 độ. Ở Thái Lan cỡ khoảng 17 độ đạm. Ở các quốc gia phát triển hơn vào khoảng 20-25 độ đạm. "Chỉ cần tăng độ đạm nước mắm mỗi năm vài phần trăm, chúng ta có thể tăng gấp đôi, gấp ba thị trường nước mắm trong vòng 5-7 năm tới mà không nhất thiết phải tăng số lượng", ông Thắng nói.
Tương tự với nước tương, dầu hào, hạt nêm và các loại gia vị khác.
Bên cạnh đó, việc kết hợp các gia vị với nhau để "nêm sẵn" cho người tiêu dùng cũng là hướng đi của công ty nhằm mở rộng thị trường và thị phần.
"Đó là cách chúng ta làm để mặc dù thị phần 60-70% nhưng giá trị thị trường liên tục tăng trưởng", Chủ tịch Masan Consumer nhấn mạnh.
Ở thị trường mì, công ty này tham vọng sẽ chuyển dịch theo hướng từ "đồ ăn tiện lợi" thành "đồ ăn hàng ngày".
"Chúng tôi hướng đến vị trí số 1 ngành mì tại thị trường Việt Nam trong năm 2021. Riêng miền Bắc, Masan Consumer đã là số 1 với khoảng 42% thị phần. Chúng tôi muốn có 51%, rồi 70%, 80% thị phần thị trường mì, bởi vì trong phân phối thực phẩm, mì có vai trò quan trọng như là ngành bột giặt của hóa mĩ phẩm, cho phép chúng ta vào từng cửa hiệu, vào từng gia đình, vì mì vẫn là món ăn rất phổ biến", Chủ tịch Trương Công Thắng chia sẻ.
Tiết lộ tham vọng ở các mảng kinh doanh khác, ông Thắng cho hay hiện sản phẩm Wake-up 247 có 10% thị phần nước tăng lực và đang cần 25-30% thị phần trong 5 năm tới.
Masan Consumer cũng hướng tới vị trí số 1 trong ngành bia trong 10-15 năm tới với khởi đầu từ phân khúc mà công ty có thể vô địch, sau đó mới lan tỏa dần ra các phân khúc khác.
Vị trí số 1 cũng là mục tiêu của công ty trong ngành chăm sóc cá nhân và gia đình.
Đáng chú ý, Chủ tịch Masan Consumer cho biết trong 2 năm tới, người tiêu dùng sẽ thấy ngành hàng sữa và dược phẩm (thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng) hiện diện trong sơ đồ phát triển của công ty.
"Chúng tôi sẽ là công ty có tốc độ giới thiệu sản phẩm ra thị trường nhanh nhất Việt Nam, nhiều nhất Việt Nam. Nhiều đến nỗi phải chia đôi đội bán hàng: một đội chuyên bán hàng bình thường và một đội chuyên đi tung hàng. Bởi vì nếu 44 sản phẩm tung ra mỗi năm như trong năm 2020 thì mỗi tuần có 1 sản phẩm mới của Masan được giới thiệu tại thị trường Việt Nam", ông Thắng nhấn mạnh.
Năm 2021, VinCommerce sẽ có lợi nhuận Ông Trương Công Thắng cho biết mục tiêu năm 2021 của VinCommerce (doanh nghiệp sở hữu chuỗi VinMart, VinMart+) là có lợi nhuận cỡ khoảng 1 tỷ đồng. Ông Thắng nhấn mạnh rằng trong tương lai, hầu hết các nhà sản xuất có thể trở thành nhà gia công cho các chuỗi bán lẻ hiện đại, bởi nếu siêu thị không bán thì nhà sản xuất phải đứng ngoài cuộc chơi. Năm 2020, với sự tích hợp cùng VinCommerce, ông tin rằng Masan đã thực sự làm chủ cuộc chơi này. Tiết lộ về lý do đổi tên VinMart thành WinMart, ông Thắng cho biết trong hợp đồng bắt buộc đến hết năm 2021, VinMart phải đổi tên khác. Quá trình chuyển đổi "từ bên trong" đã bắt đầu tư năm 2020 và sẽ hoàn tất trong năm 2021. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.