'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 27/9, các quan chức Bộ Thương mại cho biết Indonesia đang cấm các công ty thương mại xã hội tạo điều kiện thanh toán thương mại điện tử (TMĐT) trực tiếp trên nền tảng của họ.
Các quan chức cho biết quy định này là một phần của các quy định thương mại mới được thắt chặt, có hiệu lực ngay lập tức và các doanh nghiệp không tuân thủ có nguy cơ bị đóng cửa.
Chính sách mới của Indonesia nhằm đảm bảo các dịch vụ thương mại điện tử địa phương, chẳng hạn như Tokopedia của GoTo Group, sẽ không bị "lép vế" trước các dịch vụ TMĐT.
Quốc gia này cũng tìm cách giữ cho 64,2 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, đóng góp 61% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), không bị tổn hại bởi các công ty thương mại xã hội.
Nhưng điều đó có nghĩa là TikTok, công ty truyền thông xã hội duy nhất bán hàng trực tiếp trên ứng dụng của mình, sẽ cần tách tính năng mua sắm khỏi ứng dụng video nổi tiếng của mình.
Indonesia là thị trường đầu tiên và lớn nhất của TikTok Shop. Indonesia cũng là thị trường lớn thứ hai của TikTok với 113 triệu người dùng, chỉ sau Mỹ với 116,5 triệu người dùng TikTok, theo DataReportal.
Mua sắm trực tuyến đã trở thành tính năng phát triển nhanh nhất của TikTok với lượng người hâm mộ ngày càng tăng ở quốc gia này. Chính vào năm 2021, khi TikTok bắt đầu cung cấp tính năng mua sắm ở Indonesia và thành công ngay lập tức, điều này đã tạo động lực cho công ty mở rộng ứng dụng thương mại trực tuyến sang nhiều thị trường khác, bao gồm cả ở Mỹ.
Hồi đầu tuần này, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan cũng nói rằng “kết nối giữa mạng xã hội và thương mại điện tử phải được tách biệt để thuật toán không bị kiểm soát hoàn toàn” và điều này “ngăn chặn việc sử dụng dữ liệu cá nhân” cho mục đích kinh doanh.
Indonesia cũng cho biết họ sẽ quy định những loại hàng hóa nước ngoài nào có thể được bán. Động thái được đưa ra khi hàng hóa nước ngoài ngày càng có mặt phổ biến ở Indonesia thông qua các nền tảng truyền thông xã hội.
Với quy định mới, Indonesia sẽ là quốc gia đầu tiên trong số các quốc gia ở Đông Nam Á phản đối TikTok.
Trong khi đó, các nhà bán lẻ trực tuyến truyền thống sẽ được hưởng lợi từ những hạn chế mới nhất, bao gồm các công ty dẫn đầu thị trường mua sắm trực tuyến của đất nước bao gồm Sea Ltd. của Singapore - công ty điều hành ứng dụng Shopee, và Tokopedia của GoTo có trụ sở tại Jakarta.
Đặc biệt, việc áp dụng quy định mới xảy ra chỉ vài tháng sau khi Byte Dance - chủ sở hữu của TikTok, cho biết sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào khu vực này để đẩy mạnh sự hiện diện trong lĩnh vực TMĐT.
Việc giải quyết xung đột này với Indonesia sẽ là vấn đề then chốt đối với công ty, đặc biệt khi TikTok vốn đang phải đối mặt với các lệnh cấm và sự giám sát chặt chẽ của Mỹ, châu Âu và Ấn Độ vì lo ngại an ninh quốc gia.
Các chính phủ trên toàn thế giới chắc chắn cũng sẽ theo dõi cách quốc gia lớn nhất Đông Nam Á hành động nhằm hạn chế sự hiện diện thương mại điện tử đang phát triển của gã khổng lồ truyền thông xã hội.
Đáp lại phía Indonesia, TikTok đã lên tiếng phản đối chính sách được đề xuất. Công ty lập luận rằng việc tách phương tiện truyền thông xã hội và thương mại điện tử thành các nền tảng khác nhau không chỉ cản trở sự đổi mới mà còn gây bất lợi cho hàng triệu thương nhân và người tiêu dùng Indonesia.
Người phát ngôn của TikTok Indonesia tuyên bố: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc về thông báo ngày hôm nay, đặc biệt là nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sinh kế của 6 triệu người bán và gần 7 triệu người sáng tạo liên kết sử dụng TikTok Shop. Chúng tôi tôn trọng luật pháp và quy định của địa phương và sẽ theo đuổi con đường mang tính xây dựng trong tương lai.”
Xem thêm >> TikTok Shop - Mối đe dọa ngày càng lớn đối với Shopee và Lazada ở Đông Nam Á
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.