'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trãi Thiên Cagor - "bỏ của chạy lấy người"
Hiện tại, Việt Nam đang có 6 hãng hàng không khai thác đó là Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vasco (thuộc Vietnam Airlines Group), cùng 3 hãng hàng không tư nhân gồm: Vietjet Air của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo; Bamboo Airways của tỷ phú Trịnh Văn Quyết và hãng hàng không mới thành lập Vietravel Airlines của ông Nguyễn Quốc Kỳ.
Tuy nhiên, trong giấy phép kinh doanh của các hãng hàng không trên hoạt động chủ yếu là chở hành khách, chứ không chuyên về chở hàng hoá.
Ngược dòng quá khứ, trước đây, tại Việt Nam chỉ duy nhất có hãng hàng không Trai Thien Air Cargo xin đăng ký giấy phép chuyên chở hàng hoá nội địa và quốc tế.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, Trai Thien Air Cargo được thành lập ngày 11/6/2008 theo giấy phép kinh doanh số 4103010581 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, với số vốn đăng ký: 500,000,000,000 (năm trăm tỷ) đồng Việt Nam.
Hãng này thuộc Công ty Cổ phần Hàng không Trãi Thiên (CARGO tại số 253, Đường Khuông Việt, Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, TP HCM). Các cổ đông sáng lập và ban lãnh đạo Công ty gồm các doanh nghiệp có kinh nghiệm và đã kinh doanh thành công trong lĩnh vục vận tải đường bộ, vận tải đường biển và hàng không.
Có thể nói, đây là hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam đăng ký kinh doanh chuyên vận chuyển hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện nội địa và quốc tế.
Trọng tâm mà Trai Thien Air Cargo hướng đến là thị trường nội địa Bắc - Nam và thị trường Đông Nam Á, thị trường Đông Bắc Á. Loại tàu bay lựa chọn khai thác Boeing 737-300 Freighter được chuyển đổi từ tàu bay chở khách.
Tuy nhiên, sau 3 năm đăng ký nhưng không hoạt động, đến năm 2011, Trai Thien Air Cargo đã bị rút giấy phép và "mất tích" trên bản đồ hàng không Việt. Từ đó đến nay, thị trường vận tải hàng hoá hàng không bỏ ngỏ.
Ngoài Trai Thiên Air Cargo mới đây, hãng hàng không Tín Nghĩa Express cũng tuyên bố giải thể dù mới được thành lập tháng 8/2019 với vốn điều lệ ở mức 700 tỷ đồng.
Cơ cấu cổ đông của hãng bay này bao gồm: Tổng công ty Tín Nghĩa (TID) góp 315 tỷ đồng (tương đương 45% vốn điều lệ), CTCP APF Đồng Nai góp 175 tỷ đồng (25%) , CTCP Logistics Tín Nghĩa - ICD Biên Hòa góp 105 tỷ (15%) và Công ty TNHH Lotus Vietnam Investment góp 35 tỷ đồng (5%).
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có cổ đông lớn cá nhân là bà Lê Anh Thiên Thư góp 70 tỷ đồng (10%). Bà Lê Anh Thiên Thư cũng là người đại diện theo pháp luật kiêm Tổng giám đốc của Hàng không Tín Nghĩa Express.
Tính đến thời điểm 2019, TID cho biết, ngoài tổng công ty thì các bên còn lại chưa thực hiện góp vốn. Dù vậy, Tín Nghĩa cũng chỉ mới góp gần 3,3 tỷ đồng.
Trong số ngành nghề đăng ký kinh doanh của Hàng không Tín Nghĩa Express có vận tải hàng hóa và vận tải hành khách hàng không, dự kiến hoạt động khi có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Đến tháng 3/2021, Hãng bay này gần như chỉ tồn tại trên giấy khi chưa có đội bay, nhân sự và cả giấy phép kinh doanh hàng không chung.
Vietstar Airlines từng ấp ủ làm vận tải hàng không
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, trước đây, trong quá trình xin thành lập hãng Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt (Vietstar Airlines), ông chủ Phạm Trịnh Phương cũng từng có ý tưởng xây dựng một số máy bay chuyên chở hàng hoá.
Trong đăng ký kinh doanh của Vietstar Airlines, bên cạnh việc thực hiện chở hành khách với các tàu bay cỡ lớn còn có các máy bay nhỏ như bay du lịch, tham quan ngắm cảnh, phục vụ lĩnh vực giải trí, biểu diễn; Bay cấp cứu, quay phim, chụp ảnh, địa hình, khảo sát địa chất, cứu hộ, cứu nạn.
Đáng chú ý, ông chủ hãng hàng không này cũng xây dựng mục tiêu cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, đặc biệt là dịch vụ air taxi bằng các loại máy bay nhỏ dành cho đối tượng khách hàng có nhu cầu nhanh chóng...
"Tôi nhận thấy thị trường vận tải hàng hoá chuyên nghiệp bằng đường hàng không tại Việt Nam còn nhiều dư địa. Nếu sớm được cấp phép bay, chúng tôi sẽ mở rộng khai thác thêm hướng này", ông Phạm Trịnh Phương, Chủ tịch Vietstar Airlines từng chia sẻ với VietnamFinance.
Vào năm 2018, Vietstar Airlines đã tăng vốn điều lệ lên 800 tỷ đồng với nỗ lực sớm được cấp phép bay. Tuy nhiên, do cả hai lần, Vietstar Airlines đều đề xuất đặt căn cứ tại cảng hàng không Tân Sơn Nhất (sân bay đang quá tải) nên chưa được thông qua.
Đến thời điểm hiện tại, ông chủ Vietstar Airlines đề xuất được đầu tư mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Tuy Hòa (Phú Yên). Nếu được đồng ý, liệu đây có là thủ phủ mới của Vietstar Airlines?
Thành lập IPP Air Cargo - "nước cờ" cao tay của Johnathan Hạnh Nguyễn
Ngày 3/6, trước thông tin "ông trùm hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn chính thức "bao sân" với mục tiêu thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo chuyên vận tải hàng hóa.
Theo đánh giá của các chuyên gia hàng không, đây thực sự là bước đi khôn ngoan của Johnathan Hạnh Nguyễn khi đưa ra quyết định này.
Thứ nhất, trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, việc vận chuyển hàng hoá, các nhu yếu phẩm, thực phẩm, thiết bị y tế... một cách nhanh chóng qua đường hàng không là rất cần thiết.
Đây chính là "miếng bánh nhỏ" mà các hãng hàng không (chuyên chở hành khách) tại Việt Nam đang chia nhau trong bối cảnh dịch bệnh, vắng có khách đi lại. Tuy nhiên, do các hãng này đang sử dụng máy bay chở khách, đi chở hàng nên hiệu quả kinh tế sẽ không cao. Vì thế, nếu có những máy bay chuyên dụng thì IPP Air Cargo sẽ nắm lợi thế.
Thứ hai, việc xây dựng một hãng hàng không chở hàng chuyên nghiệp tại Việt Nam rất giàu tiềm năng bởi nguồn hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay khá phong phú. Bối cảnh kinh tế của chúng ta đã tăng trưởng mạnh hơn rất nhiều so với năm 2011 (khi mà Trãi Thiên Cagor bị phá sản).
Thứ ba, Johnathan Hạnh Nguyễn là một người rất am hiểu về ngành hàng không, cùng đó, ông còn kinh doanh đa ngành nghề, vì thế, sẽ đủ sức kết nối, hợp tác, thực hiện các đơn hàng từ Việt Nam tới nhiều quốc gia trong khu vực. Nên nếu IPP Air Cargo ra đời chắc chắn sẽ có nhiều lợi thế trong cạnh tranh hàng không. Từ giá thành, đến tính chuyên nghiệp trong vận chuyển hàng hoá cùng uy tín, mối quan hệ của Johnathan Hạnh Nguyễn.
Hiện tại, hơn 80% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không ở Việt Nam do các hãng hàng không nước ngoài vận chuyển. Tuy nhiên, thị phần sẽ sớm thay đổi nếu IPP Air Cargo xuất hiện.
Theo thông tin ghi nhận của VietnamFinance, một số hãng hàng không tại Việt Nam tỏ ra khá lo lắng với sự xuất hiện của IPP Air Cargo. Điều này là dễ hiểu khi Johnathan Hạnh Nguyễn có một tiềm lực tài chính hùng mạnh và có cách làm chuyên nghiệp đã chứng minh qua các công ty ông nắm giữ. Vì thế, trong tương lại không xa, thị phần hàng không vận tải hàng hoá tại Việt Nam sẽ bị cạnh tranh khốc liệt từ "ông trùm hàng hiệu".
>>>>> Xem thêm: https://vietnamfinance.vn/ong-trum-hang-hieu-johnathan-hanh-nguyen-xin-lap-hang-hang-khong-ipp-air-cargo-van-tai-hang-hoa-20180504224253948.htm
"Đế chế" Jonathan Hạnh Nguyễn đang nắm giữ những lĩnh vực gì? IPPG hiện đang hoạt động tại 6 quốc gia gồm Việt Nam, Mỹ, Úc, Hongkong, Singapore, Philippines và trụ sở văn phòng chính đặt tại Việt Nam. Trong đó, đóng vai trò hạt nhân trong “hệ sinh thái” là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP). Chính IPP trực tiếp đầu tư một số dự án bất động sản như dự án khu phi thuế quan tại Phú Quốc với diện tích 101 ha, tổng chi phí thực hiện dự kiến hơn 6.830 tỷ đồng. Trước đó, năm 2016, IPP từng đầu tư xây dựng dự án Nhà ga Quốc tế (T2) - Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh thông qua chủ đầu tư là CTCP Nhà ga Quốc tế Cam Ranh – công ty thành viên được IPP trực tiếp sở hữu 55% vốn. Ngoải ra, một công ty thành viên được IPP sở hữu 90% vốn là Công ty TNHH Thương mại Duy Anh đã mua thành công 2,21% cổ phần của CTCP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco). Qua đó, nâng tỷ lệ sở hữu của nhóm công ty liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn tại Sasco lên hơn 47,5%. Bên cạnh đó, Tập đoàn IPPG đã phát triển còn “hệ sinh thái” lên tới 17 công ty thành viên và 18 công ty liên doanh liên kết chiếm gần 70% thị trường hàng hiệu quốc tế phân phối trong nước, mang về Việt Nam hơn 100 thương hiệu thời trang cao cấp & trung cấp, sở hữu hơn 1.200 cửa hàng. Lĩnh vực kinh doanh hàng hiệu, thời trang được IPPG thực hiện qua các công ty như DAFC, ACFC và CMFC. Trong đó, DAFC phân phối loạt thương hiệu cao cấp như Versace, Rolex, Bvlagri, Burberry, … Còn ACFC và CMFC phân phối sản phẩm của các thương hiệu Levi’s, Nike, Mango. Bên cạnh chuỗi các cửa hàng thời trang, IPPG còn đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực ẩm thực thông qua công ty IPP F&B – công ty thành viên được IPP sở hữu 89,1% vốn điều lệ. IPP F&B hiện đang cung cấp các trải nghiệm ẩm thực thông qua hình thức kinh doanh từ nhà hàng, quán cafe đến chuỗi cửa hàng kinh doanh nhượng quyền của các thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng. Ngoài ra, IPPG còn đang đầu tư kinh doanh trong một số lĩnh vực khác thông qua các công ty thành viên như IPP Travel Retail (dịch vụ sân bay), IPP Media (dịch vụ quảng cáo), IPP Leaf (thuốc lá), IPP Spirits (rượu thượng hạng), IPP Tech (công nghệ thông tin), Autogrill VFP... |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.