‘Thanh toán giao dịch bất động sản phải chuyển khoản qua ngân hàng’

Anh Hùng - 23/06/2023 22:11 (GMT+7)

(VNF) - Theo ĐBQH Phạm Văn Thịnh, dữ liệu thanh toán qua ngân hàng sẽ là một tài liệu quan trọng để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ các bên liên quan khi có tranh chấp xảy ra. Đặc biệt, việc quy định thanh toán qua ngân hàng còn góp phần chống thất thu thuế một cách hiệu quả.

VNF
Theo đại biểu Quốc hội, các giao dịch bất động sản cần được thanh toán qua ngân hàng.

Phát biểu thảo luận về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) chiều 23/6, ĐBQH Phạm Văn Thịnh (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang), ĐBQH Phạm Văn Thịnh cho rằng dự thảo Luật nên quy định phương thức thanh toán dịch bất động sản là phải chuyển khoản qua ngân hàng bởi việc này thực hiện không khó. Việc thanh toán qua ngân hàng trong nền kinh tế đã phổ biến và tiện dụng.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Thịnh

Bên cạnh đó, theo đại biểu Thịnh, đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021- 2025 cũng đã được Chính phủ ban hành, trong có nêu việc sửa đổi các văn bản pháp luật quy định theo hướng thanh toán không dùng tiền mặt trong các lĩnh vực có giá trị giao dịch lớn như bất động sản…

"Chính phủ và các địa phương cũng đã quy định và thực hiện được việc thanh toán không dùng tiền mặt với phạm vi toàn quốc với việc thu học phí các bậc học phổ thông, thu phí dịch vụ vệ sinh môi trường, tiền điện, nước sinh hoạt", đại biểu Thịnh nêu.

Do vậy, đại biểu Phạm Văn Thịnh cho rằng, không có lý do gì để giải thích khi không quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với giao dịch bất động sản. 

Ngoài ra, quy định thanh toán qua ngân hàng còn là một hình thức bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan khi có tranh chấp xảy ra. Vì thực tế khi giao dịch bất động sản không qua sàn, tức chỉ có hợp đồng chuyển nhượng được công chứng viên chứng thực nên vẫn xảy ra rủi ro cho cả hai bên khi có tranh chấp.

"Vì vậy, dữ liệu thanh toán qua ngân hàng sẽ là một tài liệu quan trọng để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ các bên liên quan khi có tranh chấp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất xảy ra. Đặc biệt, việc quy định thanh toán qua ngân hàng còn góp phần chống thất thu thuế một cách hiệu quả khi giá trị giao dịch bất động sản lớn…", đại biểu cho hay.

Góp ý thêm về quy định các giao dịch bất động sản qua sàn quy đinh tại điều 57, đại biểu Thịnh đề nghị sửa đổi khoản 1. Tại khoản 1 quy định rõ: "Chủ đầu tư bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai và chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để người dân tự xây nhà ở".

Đại biểu Thịnh đề nghị trừ trường hợp chủ đầu tư đã được cấp giấy nhận quyền sử dụng đất cho từng lô, từng nền đất theo quy hoạch thì phải thực hiện giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản.

"Vì thực tế, đối với dự án phân lô bán nền, hầu hết các chủ đầu tư khi đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo quy hoạch và hoàn thành nghĩa vụ tài chính thì được cơ quan nhà nước cấp giấy nhận theo từng lô, từng nền, nên việc chuyển nhượng có thể diễn ra bình thường, không cần thiết bắt buộc phải qua sàn như giao dịch nhà ở hình thành trong tương lai", đại biểu nói.

Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.