'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Như VietnamFinance đã thông tin, Thanh tra Chính phủ mới đây đã có kết luận thanh tra về việc thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng và khai thác tài nguyên khoáng sản của tỉnh Phú Thọ (giai đoạn 2006 – 2017).
Xem thêm >>> UBND tỉnh Phú Thọ dính hàng loạt vi phạm về đất đai, gây thất thu ngân sách hàng tỷ đồng
Một trong những nội dung đáng chú ý của kết luận thanh tra này là Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra các vi phạm, thiếu sót trong công tác quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án từ nguồn ngân sách nhà nước tại một số dự án, một số doanh nghiệp, trong đó có Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường.
Cụ thể, dự án điều chỉnh tuyến quốc lộ 32C đoạn qua thành phố Việt Trì do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư có sai phạm với tổng số tiền 8 tỷ đồng.
Sai phạm này bao gồm: Công ty Cienco1 không thực hiện tư vấn lập dự toán nhưng vẫn hưởng 220 triệu đồng; Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường hưởng giá trị chênh lệch tăng giữa thi công bằng máy và thủ công do áp dụng định mức không đúng quy định 4,1 tỷ đồng; giá trị do chủ đầu tư thanh toán không đúng quy định cho Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đối với khoản thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường không đúng quy định 3,69 tỷ đồng.
Tại dự án cải tạo, nâng cấp đường vùng chậm lũ đoạn Thanh Sơn – Bến Ngọc – La Phù do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường hưởng giá trị chênh lệch tăng giữa thi công bằng thủ công và máy do áp dụng định mức không đúng quy định 1,97 tỷ đồng (gói thầu số 01 giai đoạn 1 là 1,38 tỷ đồng, gói thầu số 02 giai đoạn 2 là 592 triệu đồng).
Ở dự án khu công nghiệp Thụy Vân, có hai phần giá trị chênh lệch mà Doanh nghiệp Xuân Trường hưởng: một là giá trị chênh lệch tăng giữa thi công bằng thủ công và máy do áp dụng định mức không đúng quy định 2,94 tỷ đồng; giá trị chênh lệch tăng khi điều chỉnh định mức đào đất cấp IV về đất cấp III do áp dụng định mức không đúng quy định 343 triệu đồng.
Ngoài Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường, kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra sai phạm về tài chính ở các dự án, doanh nghiệp khác.
Cụ thể, dự án đường nối quốc lộ 32C với quốc lộ 70 và xây dựng cầu Hạ Hòa do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, sai phạm với tổng số tiền 2,7 tỷ đồng.
Dự án đường sơ tán dân thuộc các huyện Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Sơn có giá trị chênh lệch tăng giữa thi công bằng máy và thủ công do áp dụng định mức không đúng quy định 2,59 tỷ đồng (gói thầu 02, Công ty TNHH xây dựng Tự lập hưởng chênh lệch 1,12 tỷ đồng; Công ty TNHH L&C hưởng chênh lệch 1,06 tỷ đồng; Công ty Cổ phần xây dựng số 12 hưởng chênh lệch 409 triệu đồng).
Tại dự án cứng hóa mặt đê tả sông Lô (gói thầu xây lắp số 5 do Công ty Cổ phần Đạt Hưng là nhà thầu thi công) thuộc dự án cầu sông Lô và cứng hóa mặt đê tả sông Lô, huyện Đoan Hùng do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư, các sai phạm do chủ đầu tư thanh toán không đúng quy định cho nhà thầu là 116 triệu đồng (gồm: giá trị chênh lệch số tiền thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường sai quy định 9,8 triệu đồng; giá trị chênh lệch tăng giữa thi công bằng thuc ông và máy đo áp dụng định mức không đúng quy định 107 triệu đồng).
Tại dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Đồng Quang theo hình thức hợp đồng BT do Công ty Cổ phần Ao Vua làm chủ đầu tư, số tiền sai phạm được xác định là 2,43 tỷ đồng.
Sai phạm này bao gồm: giá trị hạng mục khoan kiểm tra địa tầng mũi cọc thuộc gói thầu thi công xây dựng số XD1A do Công ty Cổ phần 473 thực hiện, XD1B do Công ty Cổ phần Cầu 14 thực hiện, chủ đầu tư thanh toán cho 2 nhà thầu không đúng quy định số tiền chênh lệch 958 triệu đồng; giá trị hạng mục trạm điện thi công tại 2 gói thầu thi công xây dựng số XD1A và XD1B, chủ đầu tư thanh toán cho 2 nhà thầu số tiền không đúng quy định 1,34 tỷ đồng; gói thầu số 12, nhà thầu là Đoạn Quản lý đường thủy nội địa số 9 – nay là Công ty Cổ phần quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 9, thanh quyết toán ca hoạt động cho tàu 150CV, công tác chỉnh phao, chống phao không đúng quy định số tiền 137 triệu đồng.
Dự án khu công nghiệp Trung Hà, giá trị chênh lệch tăng giữa thi công bằng thủ công và máy do áp dụng định mức không đúng quy định 336 triệu đồng.
Dự án cầu qua sông Bần, xã Võ Miếu do UBND huyện Thanh Sơn làm chủ đầu tư, gói thầu xây lắp số 08 (giai đoạn 1) do Công ty TNHH xây dựng Tự Lập thực hiện, chủ đầu tư thanh toán và khối lượng nghiệm thu thực tế chênh lệch tăng với giá trị 578,8 triệu đồng.
Thanh tra Chính phủ nêu rõ: “Trách nhiệm đối với những sai phạm nêu trên thuộc UBND tỉnh Phú Thọ, các sở ngành: Tài chính, Ban quản lý các khu công nghiệp, chủ đầu tư và ban quản lý các dự án, các nhà thầu tư vấn”.
Cũng tại kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ các thiếu sót, vi phạm của cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ trong công tác quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án từ nguồn ngân sách nhà nước.
Theo đó, công tác khảo sát lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư còn nhiều hạn chế, chất lượng thấp, chưa sát với thực tế. Một số dự án phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện, việc phê duyệt điều chỉnh dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư, thay đổi lớn quy mô, kết cấu, cắt giảm hạng mục này, tăng khối lượng đối với hạng mục khác với giá trị vượt so với giá trị được phê duyệt ban đầu; trình tự lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án chưa đúng quy định; tiến độ thực hiện chậm so với phê duyệt.
Các hạn chế này thể hiện ở dự án điều chỉnh tuyến quốc lộ 32C đoạn qua thành phố Việt Trì. Cụ thể, việc phê duyệt dự án đầu tư chưa thể hiện đầy đủ một số nội dung như: tổ chức tư vấn lập dự án; chủ nhiệm lập dự án; mục tiêu đầu tư xây dựng; địa điểm xây dựng; diện tích sử dụng đất; loại, cấp công trình; không nêu cụ thể tiến độ thực hiện dự án; không làm rõ khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ. Những điều này vi phạm khoản 5, điều 6 nghị định 16/2005.
Dự án này cũng chậm tiến độ nên phải điều chỉnh, bù trượt giá làm tăng tổng mức đầu tư, do đó điều chỉnh giảm quy mô đoạn bên trái từ Km11+585-Km21+100 dẫn đến không hoàn thành toàn bộ dự án, dự kiến phải bổ sung hạng mục mặt đường của đoạn này với số tiền 130 tỷ đồng, vi phạm khoản 3 điều 3 Nghị định 99/2007.
Tại dự án khu công nghiệp Thụy Vân ở lô số 08 diện tích 5,6ha, UBND tỉnh Phú Thọ chấp thuận địa điểm cho Trung tâm sát hạch cấp phép lái xe Phú Thọ thuộc Sở Giao thông vận tải thuê lại đất trong khu công nghiệp tại thời điểm đó không phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp được Bộ Xây dựng phê duyệt tại Quyết định 481 ngày 18/10/1997. Tuy nhiên, tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ lại có chủ trương sắp xếp, di dời Trung tâm ra ngoài khu công nghiệp trong giai đoạn 2015 – 2020.
Trách nhiệm với những sai phạm nêu trên thuộc UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư và các chủ đầu tư dự án.
Đối với công tác thiết kế bản vẽ thi công – lập dự toán, thiếu sót diễn ra ở dự án đường nối quốc lộ 32C với quốc lộ 70 và xây dựng cầu Hạ Hòa. Cụ thể, thời gian lập, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công dự án kéo dài 21 tháng. Mặt khác, các nhà thầu thi công không lập dự toán tại bước thiết kế bản vẽ thi công, vi phạm khoản 9, điều 5,3 Luật Xây dựng 2003. Quá trình khảo sát lập thiết kế bản vẽ thi công còn thiếu sót dẫn đến quá trình thực hiện dự án phải bổ sung, điều chỉnh thiết kế, dự toán nhiều lần làm ảnh hưởng đến tiến độ công trình, vi phạm điểm 3, khoản 1,điều 52 Luật Xây dựng 2003.
Tại dự án điều chỉnh tuyến quốc lộ 32C đoạn qua thành phố Việt Trì, công tác lập dự án đầu tư và thiết kế bản vẽ thi công phải điều chỉnh nhiều lần, vi phạm điểm e, khoản 1, điều 52 Luật Xây dựng năm 2003. Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng công trình giao thông 1 – Cienco1 không lập dự toán công trình nhưng vẫn hưởng số tiền 220 triệu đồng.
Tại dự án cải tạo, nâng cấp đường vùng chậm lũ đoạn Thanh Sơn – Bến Ngọc – La Phù, quá trình khảo sát lập thiết kế bản vẽ thi công còn hạn chế, dẫn đến quá trình thi công phải bổ sung, điều chỉnh thiết kế, dự toán gây ảnh hưởng đến tiến độ công trình, vi phạm điểm e, khoản 1, điều 52 Luật Xây dựng 2003.
Công tác lập dự toán đối với một số công tác đào đắp nền đường vận dụng tính theo tỷ lệ % máy và thủ công, không tách được khối lượng giữa thủ công và máy là không đúng với định mức xây dựng quy định tại Văn bản 1776 ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng.
Trách nhiệm đối với những sai phạm nêu trên thuộc các chủ đầu tư dự án, ban quản lý dự án, nhà thầu tư vấn và nhà thầu thi công.
Về công tác quản lý tiến độ, do có những hạn chế yếu kém trong các công tác trên, nhìn chung các dự án thực hiện còn chậm tiến độ, dẫn đến hiệu quả đầu tư chưa cao.
Cụ thể, tại dự án đường nối quốc lộ 32C với quốc lộ 70 và xây dựng cầu Hạ Hòa, hạng mục cuối cùng bổ sung tăng cường moduyn đàn hồi yêu cầu toàn bộ mặt đường dẫn và đường noói trên lớp mặt đường cũ từ Km1+778-Km21+127,31 hoàn thành và đưa vào sử dụng ngày 10/2/2015, nhưng chỉ đạt 50% khối lượng, còn lại dở dang không được bố trí vốn.
Tại dự án điều chỉnh tuyến quốc lộ 32C đoạn qua thành phố Việt Trì, tiến độ thực hiện dự án không được thể hiện trong quyết định phê duyệt dự án đầu tư ban đầu. Dự án phải hoàn thành trong năm 2010 để phục vụ đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội năm 2010 theo chỉ đạo của Thủ tướng. Tuy nhiên đến năm 22017, dự án mới đưa vào hoàn thành sử dụng.
Dự án đường sơ tán dân thuộc các huyện Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Sơn, UBND tỉnh Phú Thọ không báo cáo Thủ tướng vê việc chậm tiến độ và xin gian hạn thời gian thực hiện dự án nhưng đã tự ý cho phép điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến 31/12/2014. Thực tế đến ngày 20/4/2016 dự án mới hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, chậm 3 năm 4 tháng so với chỉ đạo của Thủ tướng. Công tác quản lý tiến độ không thực hiện theo đúng quy định, vi phạm khoản 4 điều 28 Nghị định 12/2009.
“Trách nhiệm đối với những sai phạm trên nêu trên thuộc các chủ đầu tư dự án, ban quản lý dự án và nhà thầu thi công”, Thanh tra Chính phủ nêu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.