'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo thông báo phát đi, dự án nhiệt điện Quỳnh Lập I có tổng mức đầu tư 48.516 tỷ đồng (tổng mức đầu tư được phê duyệt theo Quyết định số 348/QĐ-TKV ngày 6/3/2017 của TKV) với nguồn vốn 20% của chủ sở hữu TKV và các nhà đầu tư khác, 80% còn lại đi vay.
Về cơ cấu vốn góp, TKV góp 36%, tối thiểu 2 nhà đầu tư khác góp 64% (mỗi nhà đầu tư nhỏ hơn 36%).
TKV thông báo mời rộng rãi trên trang web của tập đoàn tới các nhà đầu tư quan tâm trong và ngoài nước tham gia góp vốn đầu tư phát triển dự án.
Thời hạn và địa điểm nộp hồ sơ quan tâm sẽ đóng lại vào ngày 10/3 tại trụ sở TKV, 226 Lê Duẩn, Hà Nội.
Dự án nhiệt điện Quỳnh Lập I đã được Chính phủ giao cho TKV làm chủ đầu tư vào năm 2009. Đến tháng 10/2015, TKV và UBND tỉnh Nghệ An động thổ Nhà máy nhiệt điện.
Đây là một trong hai công trình thuộc dự án Trung tâm điện lực Quỳnh Lập được Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 1359/QĐ-BCT ngày 20/3/2009 với tổng diện tích khoảng 283ha, thuộc quy hoạch Khu công nghiệp Đông Hồi – Khu kinh tế Đông Nam.
Tổng công suất dự án lên đến 2.400MW với 4 tổ máy, được chia thành 2 giai đoạn: nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập I và nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập II (quy mô 2x600MW/nhà máy). Cả 2 nhà máy đều được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thuộc quy hoạch điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 tính đến 2030 (Quy hoạch điện VII).
Theo Quy hoạch điện VII, dự án sẽ vận hành thương mại tổ máy 1 vào năm 2022, tổ máy 2 vào năm 2023.
Khi được giao là chủ đầu tư, TKV đã tiến hành thực hiện được một số công việc như báo cáo đánh giá tác động môi trường, phê duyệt mức đầu tư khoảng 48.516 tỷ đồng (2,13 tỷ USD).
Tháng 10/2010, TKV ký thoả thuận chung với liên danh các nhà thầu gồm Doosan (Hàn Quốc) - Lilama - Narime (đều của Việt Nam) để thực hiện gói thầu EPC.
Các bên đã đạt được thoả thuận về việc Doosan cam kết thu xếp vốn 100% giá trị EPC cho dự án, trong đó 85% vốn từ K-ECA và 15% vay thương mại. TKV cũng đã làm việc với các tổ chức tài chính Hàn Quốc.
Tuy nhiên, theo Doosan và các tổ chức tài chính, với nguồn vốn vay nước ngoài khá lớn khoảng 1,4 tỷ USD, việc thu xếp vốn vay cho dự án cần phải có bảo lãnh của Chính phủ.
Sau đó, TKV cho biết do không được bảo lãnh, nên các đối tác đến từ Hàn Quốc đã không tiếp tục tham gia hợp tác đầu tư dự án như đã cam kết.
TKV cũng đàm phán hợp tác với các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia phát triển dự án. Cụ thể, vào tháng 5/2017, TKV đã ký biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Geleximco – Tập đoàn năng lượng mới KAIDI Dương Quang (Trung Quốc), và 2 tháng sau, ngày 17/7/2017, TKV lại ký biên bản ghi nhớ với KOSPO (Hàn Quốc) về hợp tác phát triển dự án nhiệt điện Quỳnh Lập I. Theo các biên bản ghi nhớ này, TKV chủ trương nắm giữ cổ phần dự án Quỳnh Lập I tối thiểu 36%, KAIDI 34%, KOSPO 34%.
Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán, Geleximco và KAIDI khẳng định chỉ hợp tác phát triển dự án với cơ cấu nhà đầu tư bao gồm TKV nắm 36% cổ phần, KAIDI 34% và Geleximco 34%, không hợp tác với bất cứ nhà đầu tư nào khác trong triển khai dự án. Phía KOSPO đề nghị góp 34% vốn và có thể điều chỉnh tỷ lệ vốn góp nhưng lại đòi hỏi có bảo lãnh chính phủ khi thực hiện dự án.
Theo TKV, đề xuất hợp tác của liên danh Geleximco - Công ty TNHH Hồng Công United (HUI) không phù hợp với chủ trương kêu gọi đầu tư dự án Quỳnh Lập I của HĐTV TKV, vì TKV phải nắm giữ cổ phần chính của dự án.
Hiện TKV đang tìm kiếm thêm nhà đầu tư khác đủ năng lực để xem xét lựa chọn theo tỷ lệ vốn góp vào nhiệt điện Quỳnh Lập I.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.