Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ngày 19/6, Australia cho biết sẽ nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về mức thuế chống bán phá giá của Trung Quốc đối với rượu vang nhập khẩu từ Australia.
Trong thông báo, chính phủ Australia nhấn mạnh quyết định này "nhằm bảo vệ các nhà sản xuất rượu của Australia" và phù hợp với "sự ủng hộ của chính phủ đối với hệ thống thương mại dựa trên quy tắc".
Tuy nhiên, thông báo lưu ý thêm rằng "Australia vẫn để ngỏ việc thảo luận trực tiếp với Trung Quốc để giải quyết vấn đề này".
Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Australia và Trung Quốc, đối tác thương mại nhất của nước này. Thủ tướng Scott Morrison cảnh báo chính phủ của ông sẽ đáp trả các quốc gia tìm cách sử dụng "biện pháp cưỡng chế kinh tế" để chống lại Australia.
Trước đó, tháng 12/2020, Australia đã chính thức khởi kiện Trung Quốc lên WTO về việc áp đặt mức thuế cao hơn 80% đối với mặt hàng lúa mạch xuất khẩu của Australia.
Văn phòng Điều phối các vấn đề Nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) mới đây cho biết Triều Tiên đã đóng góp 300.000 USD vào Quỹ viện trợ Nhân đạo cho Myanmar (MHF) từ ngày 24/5.
Quỹ MHF kêu gọi quyên góp 276 triệu USD để giúp Myanmar phục hồi sau cuộc đảo chính quân sự và làn sóng biểu tình tàn phá đất nước trong khi đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành.
Lần gần đây nhất Triều Tiên viện trợ tài chính cho nước ngoài thông qua Liên hợp quốc là vào năm 2005 khi Bình Nhưỡng dành 150.000 USD hỗ trợ Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Maldives và Sri Lanka, những quốc gia bị ảnh hưởng bởi trận sóng thần kinh hoàng tháng 12/2004.
Triều Tiên có quan hệ lâu năm với Myanmar. Theo số liệu của Liên hợp quốc, Triều Tiên cũng cung cấp vũ khí cho quốc gia Đông Nam Á này. Liên hợp quốc hiện đang điều tra quan hệ hợp tác tên lửa giữa hai nước.
Triều Tiên viện trợ 300.000 USD cho Myanmar trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khiến Triều Tiên phong tỏa biên giới và các trận bão năm ngoái đã gây ra những thiệt hại lớn cho nông nghiệp Triều Tiên.
Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), Triều Tiên dự kiến sẽ sản xuất được 5,5 triệu tấn lương thực trong năm nông nghiệp 2020-2021 (từ tháng 11/2020 đến tháng 11/2021), thấp hơn sản lượng trung bình 5,6 triệu tấn trong 5 năm qua.
FAO cảnh báo Triều Tiên cần bù đắp khoảng cách giữa sản xuất và tiêu thụ lương thực thông qua nhập khẩu lương thực và hỗ trợ nhân đạo, nếu không người dân Triều Tiên có thể phải hứng chịu nạn đói trong khoảng từ tháng 8 đến tháng 10/2021.
Ngày 14/6, Hội nghị thượng đỉnh NATO đã diễn ra ở Brussels, Bỉ. Tham gia hội nghị lần này có Tổng thống Mỹ Joe Biden, đánh dấu lần đầu tiên ông tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO với tư cách tổng thống Mỹ.
Tuyên bố chung của NATO lần này đề cập tới những mối quan tâm chính như Nga, Trung Quốc, Afghanistan và các cuộc tấn công trong không gian. Trong đó, Trung Quốc được nhắc đến khoảng 10 lần.
Theo đó, lần đầu tiên trong lịch sử 72 năm hình thành, NATO liệt kê Trung Quốc như một “mối đe dọa an ninh” đối với liên minh quân sự này, đồng thời coi Trung Quốc là một “thách thức hệ thống” đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ mà các nước phương Tây theo đuổi.
Liên minh quân sự này đồng thời tỏ ra đặc biệt lo ngại về "sự hợp tác của Trung Quốc với Nga trong lĩnh vực quân sự, việc Trung Quốc tham gia các cuộc tập trận mà Nga đang tiến hành ở khu vực châu Âu - Đại Tây Dương".
Mặc dù nêu các quan ngại về Trung Quốc, Tổng thư ký NATO - Jens Stoltenberg khẳng định NATO không coi Trung Quốc là đối thủ hay kẻ thù và việc NATO thể hiện quan điểm mới với Trung Quốc là phản ứng phù hợp trước một quốc gia sắp có nền kinh tế lớn nhất thế giới, hiện có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới cũng như lực lượng hải quân đông nhất thế giới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên tại thành phố Geneva, Thụy Sỹ ngày 16/6 kể từ khi ông Biden trở thành người đứng đầu Nhà Trắng.
Cuộc gặp diễn ra trong hơn 3 tiếng, thảo luận về một loạt vấn đề như các cuộc tấn công mạng gần đây nhằm vào các công ty Mỹ, xung đột ở Ukraine cho tới sự hợp tác an ninh chiến lược sau khi mở rộng Hiệp ước New START. Cả hai nhà lãnh đạo đều khẳng định hội nghị này có hiệu quả.
Trong cuộc gặp, ông Biden và ông Putin đạt thoả thuận rằng tham vấn về “sự ổn định chiến lược mới”, cách nói vắn tắt về kho vũ khí hạt nhân, sẽ được nối lại giữa hai nước.
Ông Biden nói điều này đồng nghĩa với việc “đưa các chuyên gia quân sự và ngoại giao của hai nước ngồi lại với nhau để có được sự kiểm soát đối với những hệ thống vũ khí mới và nguy hiểm”.
New START hiện là thoả thuận kiểm soát vũ khí duy nhất giữa Washington và Moscow. Khi còn cầm quyền, cựu Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Tương tự như New START, INF hạn chế quy mô kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga – hai nước sở hữu phần lớn số vũ khí hạt nhân của thế giới.
Cuộc gặp của ông Biden và ông Putin cũng dành nhiều thời gian để thảo luận nội dung an ninh mạng – một vấn đề gai góc khác trong quan hệ Mỹ-Nga. Ông Biden cho biết ông và nhà lãnh đạo Nga đã bàn về một khuôn khổ hiểu biết chung trong đó việc tấn công mạng vào những mục tiêu nhất định, chẳng hạn cơ sợ hạ tầng chủ chốt, cần được xem là một vấn đề nghiêm trọng đối với cả hai nước.
Liên quan đến quan hệ ngoại giao hai nước, Tổng thống Nga Putin cho biết ông đã nhất trí với người đồng cấp Biden rằng các đại sứ của hai bên sẽ trở lại nhiệm vụ của mình.
Thay vì tìm kiếm những kết quả cụ thể, Mỹ xem cuộc gặp thượng đỉnh này là cơ hội để xây dựng một mối quan hệ ổn định và dễ đoán hơn giữa hai cường quốc hạt nhân của thế giới.
Xem thêm >> Trung Quốc yêu cầu CEO Meituan 'sống kín tiếng' sau khi đăng thơ cổ lên mạng xã hội
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.