'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6h sáng 6/11 (giờ Việt Nam), toàn cầu ghi nhận gần 250 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có 5 triệu người tử vong.
Châu Âu hiện là khu vực có số ca mắc Covid-19 cao thứ 2 thế giới, với trên 65,7 triệu ca. Dịch bệnh đang tái bùng phát ở châu Âu khi số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước châu lục này.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 4/11 lưu ý số ca nhiễm mới Covid-19 tại châu Âu đã tăng 55% trong 4 tuần vừa qua, bất chấp các chiến dịch tiêm chủng phòng bệnh.
Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, ngày 5/11/2021 ghi nhận hơn 35.800 ca. Đây là số ca mắc mới trong ngày cao nhất từ đầu đại dịch đến nay tại nước này. Trong khi đó, tỉ lệ lây nhiễm COVID-19 ở Anh đã tăng lên mức cao nhất vào tháng 10 vừa qua.
Số ca mắc mới tại Ukraine, Hungary, Romania, Cộng hòa Czech, Ba Lan, Áo… cũng đang tăng nhanh.
Trước làn sóng Covid-19 đang bùng phát trở lại tại châu Âu, một số nước đã áp đặt trở lại các biện pháp hạn chế và cho phép tiêm mũi vaccine tăng cường cho tất cả những người đã tiêm đầy đủ sau 6 tháng.
Với 228 phiếu thuận và 206 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 5/11 đã thông qua gói đầu tư cho cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD, ghi dấu một chiến thắng lớn cho Tổng thống Joe Biden sau nhiều tháng thúc đẩy các kế hoạch chi ngân sách đầy tham vọng.
Khoản ngân sách này sẽ được dùng cho chiến dịch nâng cấp "chưa từng có" những cây cầu, đường sá và đường sắt đã xuống cấp từ lâu ở nước này, cũng như tăng cường mạng internet băng thông rộng.
Cụ thể, dự luật sẽ cấp ngân sách 550 tỷ USD cho các khoản đầu tư liên bang vào hệ thống cơ sở hạ tầng của Mỹ trong 5 năm, bao gồm khoản tiền để làm đường, xây cầu, vận tải công cộng, đường sắt, sân bay, bến cảng và đường thủy.
Gói này bao gồm khoản đầu tư 65 tỷ USD vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng Internet băng thông rộng của quốc gia và đầu tư hàng chục tỷ USD vào việc cải thiện hệ thống lưới điện và nước sạch. Khoảng 7,5 tỷ USD khác sẽ dành cho việc xây dựng mạng lưới sạc xe điện trên toàn quốc.
Đây là gói chi tiêu lớn nhất trong lịch sử Mỹ, đã được Thượng viện thông qua hồi tháng 8. Dự chi ngân sách sẽ được chuyển lên Tổng thống Biden ký ban hành luật.
Các nghị sĩ Mỹ đã gọi đây là “kế hoạch chi tiêu xã hội mang lại hiệu quả nhất” kể từ những năm 30 của thế kỷ trước đến nay.
Các kế hoạch chi tiêu này được đảng Dân chủ coi là có ý nghĩa quan trọng để được giành được sự ủng hộ của cử tri trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm tới.
Đã gần 2 năm kể từ khi ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được ghi nhận tại Vũ Hán (Trung Quốc), tuy nhiên cho tới nay nguồn gốc của đại dịch vẫn chưa được tìm ra. Nhà Trắng mới đây tuyên bố sẽ tiếp tục tạo sức ép để Trung Quốc minh bạch về nguồn gốc của đại dịch này.
Trong thông cáo phát ra ngày 4/11, Nhà Trắng khẳng định việc tìm hiểu nguồn gốc Covid-19 vẫn là trọng tâm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden và họ sẽ tiếp tục thúc đẩy tìm câu trả lời.
“Điều cực kỳ quan trọng đối với chúng tôi là tìm hiểu tận cùng của sự thật. Thời gian là điều mấu chốt”, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nhấn mạnh đồng thời cho biết Mỹ cùng các đối tác sẽ tiếp tục đấu tranh đòi lại sự minh bạch từ Trung Quốc.
Tuyên bố của Nhà Trắng được đưa ra trong bối cảnh Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ (ODNI) mới đây đã công bố tóm tắt kết luận của cuộc điều tra về nguồn gốc đại dịch Covid-19, được tiến hành theo yêu cầu của Tổng thống Mỹ Biden.
Cuộc điều tra chưa đưa ra được kết luận cuối cùng về nguồn gốc đại dịch, nhưng có đề cập đến những giả thiết liên quan đến phòng thí nghiệm virus Vũ Hán, Trung Quốc.
Theo báo cáo, việc rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc cũng có xác suất có thể xảy ra ngang với việc Covid-19 có nguồn gốc tự nhiên. Tuy nhiên, các nhà phân tích chưa đưa ra kết luận cuối cùng đâu là nguồn gốc lây lan của virus SARV-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 31/10 cáo buộc báo cáo của ODNI là “không khoa học” và kêu gọi Mỹ cho phép điều tra quốc tế ở phòng thí nghiệm ở căn cứ Fort Detrick.
Trả lời phỏng vấn hãng tin RIA Novosti của Nga ngày 4/11, Bộ trưởng Ngoại giao Áo Michael Linhart cho rằng đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) góp phần đảm bảo an ninh năng lượng châu Âu.
"Áo có các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng khí đốt cho đến khi đạt được tiến trình khử cacbon hoàn toàn. Trong bối cảnh này, Dòng chảy phương Bắc 2 đang góp phần đảm bảo an ninh năng lượng", ông Linhart nói.
Ông Linhart cũng nhấn mạnh thêm rằng hiện tình hình thị trường khí đốt châu Âu vẫn đang căng thẳng, do đó Áo hoan nghênh các bước đi có thể giúp cải thiện độ tin cậy của nguồn cung. Trong đó nguồn cung cấp khí đốt từ Nga, đặc biệt là thông qua đường ống Dòng chảy phương Bắc, sẽ tiếp tục quan trọng đối với nền kinh tế Áo.
Tuyên bố của người đứng đầu ngành ngoại giao Áo được đưa ra trong bối cảnh một vài nước Đông Âu, như Ba Lan, tỏ ra nghi ngại Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ giúp củng cố vị thế của tập đoàn khí đốt Gazprom trong khu vực, tăng tính rủi ro cho thị trường khí đốt của Liên minh châu Âu.
Ở động thái liên quan mới nhất, Cơ quan mạng lưới liên bang Đức (BNetzA) ngày 26/10 cho biết họ đã nhận được kết luận từ Bộ Kinh tế Đức về dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.
Trong kết luận, Bộ Kinh tế Đức cho biết việc cấp phép chứng nhận của nhà điều hành Dòng chảy phương Bắc 2 không gây nguy hiểm cho an ninh cung cấp nhiên liệu cho Đức và các nước EU khác.
Cùng ngày, trả lời phỏng vấn Sputnik, đại diện của bộ này khẳng định Dòng chảy phương Bắc 2 tạo ra nhiều cơ hội hơn cho việc vận chuyển khí đốt đến châu Âu trong giai đoạn nhu cầu cao.
Xem thêm >> Những nước nào đã công nhận 'hộ chiếu vaccine' Việt Nam?
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.