'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 19/6, Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 32 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 83.325 ca, trong đó có 4.634 ca tử vong.
Tính từ ngày 11/6 cho tới nay, riêng thủ đô Bắc Kinh đã ghi nhận hơn 200 ca nhiễm Covid-19 mới liên quan tới chợ đầu mối thực phẩm Tân Phát Địa lớn nhất châu Á ở quận Phong Đài.
Ngoài Bắc Kinh, 5 tỉnh khác bao gồm Hà Nam, Hà Bắc, Liêu Ninh, Tứ Xuyên và Chiết Giang cũng thông báo có các ca bệnh liên quan đến ổ dịch mới này.
Ông Từ Hòa Kiến, Phó Trưởng ban Tuyên truyền Thành ủy Bắc Kinh nhận định: "Hiện nay, tình hình phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn vẫn hết sức nghiêm trọng, công tác phòng chống dịch vẫn còn nhiều yếu tố không xác định".
Trước nguy cơ bùng phát làn sóng đại dịch Covid-19 thứ hai liên quan đến các ổ dịch mới tại chợ Tân Phát Địa và khu chợ bán buôn thứ hai ở quận Hải Điến, nhà chức trách đang siết chặt các biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Theo đó, chính quyền Bắc Kinh đã phải áp dụng “cơ chế thời chiến”, yêu cầu người dân không rời thành phố và đóng cửa lại các trường học nhằm ngăn chặn sự lây lan của các ổ dịch mới.
Ngành hàng không và đường sắt dân dụng Trung Quốc cũng áp đặt nhiều hạn chế trong việc mua vé đối với các ca mắc, các ca nghi ngờ hoặc tiếp xúc gần bệnh nhân Covid-19 và những người tới chợ Tân Địa Phát.
Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 19/6 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí gia hạn thêm 6 tháng các biện pháp trừng phạt đối với Nga liên quan tới cuộc xung đột tại Ukraine.
Theo nhà lãnh đạo Đức, việc thực thi các thỏa thuận Minsk chưa đủ để có thể dỡ bỏ trừng phạt.
Những lệnh trừng phạt này chủ yếu tác động đến các ngân hàng, công ty năng lượng và quốc phòng nước này nhằm phong tỏa xuất khẩu quân sự của Nga sang châu Âu.
Các trừng phạt cũng áp dụng việc cấm vận thương mại vũ khí và xuất khẩu hàng hóa kép cho mục đích quân sự đối với Nga cũng như hạn chế việc Nga tiếp cận với các công nghệ chiến lược nhằm khai thác và sản xuất dầu. Hiện, nhiều biện pháp trừng phạt đang gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế Nga.
Thêm vào đó, EU cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân và thực thể của Nga với lý do "gây tổn hại hoặc nguy hiểm tới chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của Ukraine".
Theo thông báo của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/6 đã chính thức ký thông qua Đạo luật Chính sách Nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ, cho phép Washington có phản ứng cứng rắn hơn trước hành động của Bắc Kinh với người Hồi giáo thiểu số ở Khu tự trị Tân Cương, phía Tây Bắc Trung Quốc.
Dự luật Duy Ngô Nhĩ kêu gọi trừng phạt các cá nhân có liên quan tới việc "giam giữ, tra tấn và quấy rối" người Duy Ngô Nhĩ cùng các nhóm thiểu số khác ở Tân Cương. Trong các cá nhân này có Bí thư Đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc.
Dự luật yêu cầu Tổng thống Mỹ trong vòng 180 ngày từ khi ban hành luật phải đệ trình lên quốc hội danh sách quan chức Trung Quốc bị coi là chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa với các vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Những quan chức này phải chịu các biện pháp trừng phạt theo Đạo luật Magnitsky, bị tịch thu tài sản tại Mỹ và bị cấm nhập cảnh vào Mỹ.
Dự luật cũng kêu gọi các công ty và công dân Mỹ đang hoạt động tại khu vực Tân Cương thực hiện các biện pháp để đảm bảo chuỗi cung ứng của họ không bị ảnh hưởng bởi lực lượng lao động “bị cưỡng ép” tại đây.
Từ đầu năm 2017, chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc đưa hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ vào các trung tâm cải tạo. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã phủ nhận cáo buộc này và khẳng định đó là các "trung tâm đào tạo nghề" và người Duy Ngô Nhĩ hoàn toàn tự nguyện vào các trung tâm này. Tuyên bố này không thuyết phục được các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Căng thẳng đang leo thang ở bán đảo Triều Tiên khi Bình Nhưỡng đe dọa sẽ hủy bỏ toàn bộ các dự án chung và tiến hành các hành động quân sự chống lại "kẻ thù", ám chỉ Hàn Quốc không ngăn chặn những người đào tẩu khỏi Triều Tiên thả tờ rơi chống phá qua biên giới.
Ngày 16/6, Triều Tiên đã cho nổ tung văn phòng liên lạc liên Triều tại Kaesong, một biểu tượng hòa giải của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào năm 2018.
Bộ trưởng Quốc phòng Jeong Kyeong Doo cho biết Hàn Quốc sẽ đáp trả mạnh mẽ và không ngần ngại nếu Triều Tiên tiếp tục thực hiện các hành động khiêu khích quân sự.
"Chúng tôi đánh giá tình hình hiện tại rất nghiêm trọng. Quân đội sẽ duy trì tư thế sẵn sàng phòng thủ trong khi ổn định tình hình để ngăn chặn căng thẳng leo thang thành khủng hoảng quân sự", hãng tin Yonhap dẫn lời ông Jeong nói hôm 18/6.
"Nhưng nếu Triều Tiên tiến hành các hành động khiêu khích quân sự, chúng tôi sẽ phản ứng mạnh mẽ và không ngần ngại", Bộ trưởng Jeong nhấn mạnh.
Ông Jeong sau đó đề nghị cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ Hàn Quốc trong nỗ lực vì nền hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên.
Xem thêm >> Ông Trump đe dọa cắt đứt quan hệ, Trung Quốc nói ‘không thực tế’
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.