'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) ngày 31/12 tuyên bố sẽ hủy niêm yết 3 công ty Trung Quốc là China Mobile Ltd., China Telecom Corp Ltd. và China Unicom Hong Kong Ltd. Động thái được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng trước cấm các khoản đầu tư của Mỹ vào các công ty Trung Quốc mà Washington cho là do quân đội sở hữu hoặc kiểm soát.
Các sàn MSCI Inc, S&P Dow Jones Indices, FTSE Russell và Nasdaq cũng đã xóa nhiều công ty Trung Quốc khỏi chỉ số của họ.
Theo đó, China Mobile Ltd., China Telecom Corp Ltd. và China Unicom Hong Kong Ltd. sẽ tạm ngừng giao dịch từ ngày 7/1 đến ngày 11/1 trước khi hoàn tất thủ tục hủy niêm yết tại NYSE.
Trước đó, ông Trump ngày 12/11 đã ký một sắc lệnh cấm các công ty Mỹ đầu tư vào 35 công ty Trung Quốc mà Washington cho rằng thuộc sở hữu hoặc kiểm soát bới quân đội Trung Quốc.
Cụ thể, sắc lệnh mới, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 11/1/2021, ngăn chặn các nhà đầu tư, quỹ lương hưu và những tổ chức khác của Mỹ mua và bán cổ phần của 35 công ty Trung Quốc, vốn bị Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đầu năm nay xác định là do quân đội Trung Quốc hậu thuẫn.
Đồng thời, các nhà đầu tư Mỹ sẽ có hạn chót tới tháng 11/2021 để thoái vốn khỏi các khoản đầu tư bao gồm cổ phiếu của các công ty này.
Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc ngày 30/12 thông báo đã hoàn tất về nguyên tắc Hiệp định đầu tư toàn diện giữa 2 bên.
Thông tin được công bố trong phiên hội đàm trực tuyến ngày 30/12 giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng hai lãnh đạo cao nhất của Liên minh châu Âu là Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen.
Việc hoàn tất hiệp định đầu tư sau 7 năm đàm phán được châu Âu đánh giá là một cột mốc quan trọng giúp châu Âu xây dựng được quan hệ thương mại cân bằng hơn với Trung Quốc, có nhiều cơ hội kinh doanh hơn tại Trung Quốc.
Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu Leyen, phía Trung Quốc đã cam kết minh bạch hơn về trợ cấp nhà nước, phương thức kinh doanh cũng như không ép buộc chuyển giao công nghệ hay bắt buộc liên doanh. Đồng thời, hiệp định cũng sẽ tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các công ty châu Âu.
Các công ty châu Âu sẽ được phép đầu tư vào các lĩnh vực như ô tô điện, bệnh viện tư, bất động sản, quảng cáo, công nghiệp hàng hải, dịch vụ điện toán đám mây... tại Trung Quốc.
EU và Trung Quốc cho biết sẽ thúc đẩy để việc ký chính thức hiệp định sớm được thực hiện. Tuy nhiên, việc phê chuẩn hiệp định dự kiến sẽ gặp một số trở ngại từ phía Nghị viện châu Âu, đồng thời có thể sẽ mất cả năm hiệp định này mới chính thức có hiệu lực do các trình tự về pháp lý và kỹ thuật phức tạp.
Anh đã ngừng tuân theo các quy định của Liên minh Châu Âu (EU) vào lúc 23h ngày 31/12/2020 khi các thỏa thuận thay thế về hợp tác đi lại, thương mại, nhập cư và an ninh có hiệu lực.
Sau quá trình đàm phán dài kỷ lục, các lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) ngày 30/12 đã chính thức ký "Hiệp định Thương mại và Hợp tác", mở ra mối quan hệ kinh tế và an ninh mới giữa EU và Anh giai đoạn hậu Brexit.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen (trái) và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel ký thỏa thuận tại Bỉ ngày 30/12.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel ngày 30/12 đã thay mặt lãnh đạo các nước EU đã ký văn bản dài 1.246 trang tại Bỉ.
Những văn bản này sẽ được Không quân Hoàng gia Anh vận chuyển tới London để Thủ tướng Anh Boris Johnson đặt bút ký.
Sau khi hai bên ký kết, thỏa thuận sẽ có hiệu lực tạm thời từ 1/1/2021 cho đến cuối tháng 2/2021, điều chỉnh mối quan hệ về nhiều lĩnh vực như thương mại, vận tải, liên kết năng lượng và đánh bắt cá, trong khi chờ đợi sự chấp thuận cuối cùng của Nghị viện châu Âu.
Thỏa thuận mang tính quyết định này đạt được sau nhiều nỗ lực, khép lại một giai đoạn gần 9 tháng đàm phán.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 31/12 đã thông qua quyết định đưa vaccine Comirnaty COVID-19 mRNA, sản xuất chung bởi công ty Pfizer của Mỹ và BioNTech của Đức, vào danh sách sử dụng khẩn cấp.
Trước đó, WHO đã triệu tập các chuyên gia để đánh giá sự an toàn, hiệu quả và chất lượng của vaccine hãng Pfizer/BioNTech.
Đại diện của WHO cho biết vaccine vaccine Comirnaty COVID-19 mRNA đáp ứng các tiêu chuẩn phải có về sự an toàn và hiệu quả được đặt ra bởi WHO. Đồng thời những lợi ích của việc sử dụng vaccine này để giải quyết đại dịch Covid-19 bù lại được các rủi ro tiềm ẩn.
Việc WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp sẽ cho phép các nước đẩy nhanh việc phê chuẩn, cấp phép sử dụng Comirnaty COVID-19 mRNA, tạo điều kiện để Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế liên châu Mỹ mua và phân phối vaccine.
Tiến sĩ Mariangela Simão, trợ lý Tổng Giám đốc WHO chuyên trách mảng thuốc và y tế, khẳng định đây là bước tiến tích cực giúp thế giới tiếp cận được vaccine ngừa Covid-19. Tuy nhiên, bà cũng cho rằng cần có thêm nỗ lực toàn cầu để có được nguồn cung ứng vaccine dồi dào, đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng trên thế giới, trước mắt là cho những nhóm đối tượng ưu tiên.
Xem thêm >> Bầu cử Mỹ: Phó tổng thống Pence thẳng thừng từ chối giúp ông Trump lật ngược thế cờ
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.