Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Cuộc thương chiến giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc ngày 15/1 (theo giờ Mỹ) đã chính thức ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 tại một buổi lễ được tổ chức ở Nhà Trắng.
Theo văn kiện được ký kết, Trung Quốc đã nhất trí mở rộng đáng kể danh mục hàng hóa nước này mua của Mỹ, lên tới trên 200 tỷ USD trong vòng hai năm tới. Cụ thể, Bắc Kinh đã đồng ý mua thêm 50 tỷ USD nông sản, 75 tỷ USD các sản phẩm chế tạo và 50 tỷ USD năng lượng.
Đổi lại, Washington cam kết sẽ không áp thêm thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc nhưng sẽ không vội dỡ bỏ hoàn toàn các mức thuế quan đã áp.
Mức thuế 25% với 250 tỷ USD hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ sẽ được giữ nguyên. Trong khi đó mức thuế 15% được áp ngày 1/9/2019 lên 120 tỷ hàng nhập từ Trung Quốc sẽ giảm xuống mức 7,5%.
Trong khi đó, kế hoạch áp thuế lên gần 160 tỷ USD hàng Trung Quốc như điện thoại, máy tính, đồ chơi, hàng may mặc, từ ngày 15/12/2019 sẽ được hoãn vô thời hạn. Những cam kết trên dự kiến có hiệu lực trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký kết.
Ngoài ra, thỏa thuận giai đoạn 1 này cũng bao gồm tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ, cũng như chuyển giao công nghệ, tiền tệ và khả năng tham gia vào các lĩnh vực kinh tế quan trọng của Trung Quốc từ phía Mỹ bao gồm tài chính, dịch vụ và nông nghiệp.
Trong thỏa thuận này cũng có điều khoản rằng Mỹ sẽ có quyền đơn phương áp thuế đối với các loại hàng hóa Trung Quốc nếu nước này không thực hiện đúng theo thỏa thuận đã ký.
Với 383 phiếu thuận, 41 phiếu trắng và không có phiếu chống, Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga ngày 16/1 chính thức phê chuẩn ứng cử viên Mikhail Mishustin giữ chức vụ Thủ tướng Liên bang Nga.
Trước đó chỉ một ngày, nội các của Thủ tướng Dmitry Medvedev đã đệ đơn từ chức, vài giờ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất sửa đổi hiến pháp trong thông điệp liên bang năm 2020.
Cùng ngày, Tổng thống Putin đã chỉ định cục trưởng Cục thuế Liên bang Nga Mikhail Mishustin (53 tuổi) làm thủ tướng mới.
Ngay sau khi có kết quả bỏ phiếu của Hạ viện Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bổ nhiệm ông Mikhail Mishustin làm Thủ tướng thay vị trí mà ông Medvedev đã bỏ trống.
Phát biểu với các nghị sĩ Hạ viện Nga trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, ông Mishustin nói rằng việc cần làm ở thời điểm hiện tại là lấy lại niềm tin đã mất giữa chính phủ và doanh nghiệp, "nếu có áp lực thêm, cần phải hiểu đó là áp lực nào”.
Đồng thời, ông cũng cho rằng cần nghiêm túc cải cách thể chế và quản lý, áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến nhất đồng thời cam kết cải tổ mạnh mẽ nội các.
Theo ông Mishustin, các dự án phát triển kinh tế lớn. mà ông Putin từng đề ra khi tranh cử tổng thống năm 2018. phải được đẩy nhanh tiến độ.
Ít nhất 5 quả rocket loại Katyusha đã rơi xuống khu vực căn cứ Taji nơi có binh sĩ Mỹ và đồng minh đồn trú ở phía bắc Baghdad, Iraq ngày 14/1, khiến ít nhất 3 người bị thương. Một tên lửa rơi gần cổng căn cứ, nơi có binh sĩ Mỹ, Anh, New Zealand, Úc và của một số nước khác đồn trú. Ít nhất 2 tên lửa được cho là trúng gần căn cứ.
Quân đội Iraq sau đó ra thông cáo xác nhận căn cứ Taji bị tấn công tên lửa, song bác bỏ thông tin có thương vong.
Đây là một trong hàng loạt vụ tấn công rocket nhằm vào các căn cứ có binh sĩ Mỹ hoặc binh sĩ thuộc liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu tại Iraq giữa lúc căng thẳng Iran - Mỹ leo thang. Đến nay vẫn chưa có tổ chức nào đứng lên nhận trách nhiệm về các vụ tấn công này.
Đáp trả việc Mỹ không kích sát hại tướng cấp cao Qassem Soleimani, Iran đã tấn công tên lửa vào hai căn cứ có binh sĩ Mỹ tại Iraq. Vụ tấn công tuy không gây thương vong nhưng Tehran cảnh báo sẽ đáp trả mạnh hơn nữa.
Căng thẳng leo thang do các hành động trả đũa lẫn nhau giữa Mỹ và Iran buộc quốc hội Iraq thông qua nghị quyết yêu cầu các lực lượng quân sự nước ngoài rút khỏi nước này. Tuy nhiên, Mỹ đã bác bỏ đề nghị này và cảnh báo áp lệnh trừng phạt “chưa từng có” với Iraq.
Tehran bắt giữ một số người có liên quan tới vụ bắn nhầm máy bay chở khách Ukraine, Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Tư pháp Iran Gholamhossein Esmaili hôm 14/1 cho hay. Ông này từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Cùng ngày, Tổng thống Hassan Rouhani khẳng định Iran sẽ trừng phạt những người chịu trách nhiệm vụ bắn nhầm máy bay chở khách Ukraine, nhấn mạnh sự kiện bi thảm này sẽ được điều tra kỹ lưỡng.
"Đó là một lỗi lầm không thể tha thứ. Sẽ không có chuyện chỉ một người chịu trách nhiệm cho vụ rơi máy bay", ông Rouhani nói trong một bài phát biểu trên truyền hình hôm 14/1.
Nhà lãnh đạo Iran cho rằng việc lực lượng vũ trang Iran thừa nhận sai lầm là một bước khởi đầu đúng đắn.
"Chúng tôi đảm bảo rằng sẽ không để điều đó xảy ra lần nữa. Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm trước người Iran và các quốc gia có nạn nhân trong vụ tai nạn máy bay", ông cho biết thêm.
Iran hôm 11/1 thừa nhận quân đội vô tình bắn nhầm chuyến bay mang số hiệu PS752 của hãng hàng không quốc tế Ukraine (UIA) hôm 8/1 khiến toàn bộ 176 người trên phi cơ thiệt mạng.
Quân đội Iran cho hay các binh sĩ của họ nhầm chiếc máy bay là một "mục tiêu thù địch" do hình dạng, độ cao cũng như việc phi cơ đột ngột chuyển hướng về phía một căn cứ quân sự.
Lời thú nhận này gây ra làn sóng phản đối dữ dội trong nước. Người dân Iran tại nhiều thành phố biểu tình kêu gọi Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei từ chức và gọi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran - lực lượng bắn hạ máy bay là nỗi xấu hổ của đất nước.
Xem thêm >> Quyên góp gần 700.000 USD cho nạn nhân cháy rừng Australia, tỷ phú Jeff Bezos bị chê keo kiệt
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.