'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tính đến ngày 29/4, theo worldometers.info, toàn thế giới đã ghi nhận 503,303,012 ca nhiễm virus SARS-CoV-2.
Trong vòng 7 ngày qua, tổng số ca mắc mới trên toàn thế giới là hơn 4 triệu ca, trong đó, Đức đã vượt Hàn Quốc trở thành quốc gia có số ca mắc mới nhiều nhất với 692,637 ca nhiễm. Quốc gia châu Á từng đứng đầu thế giới với hơn 300.000 ca nhiễm mỗi ngày giờ đã lùi xuống vị trí thứ 2, với 470,020 ca trong tuần qua, theo sau là Pháp với 466,867 ca.
Tính theo quốc gia, Mỹ hiện vẫn là quốc gia bị thiệt hại nặng nề nhất bởi Covid-19, tổng số hơn 82 triệu ca nhiễm với hơn 1 triệu ca tử vong, theo sau là Ấn Độ (hơn 43 triệu ca) và Brazil (30 triệu ca).
Tính theo vùng lãnh thổ, khu vực châu Âu, đến thời điểm hiện tại đã ghi nhận hơn 190 triệu ca nhiễm và 1,8 triệu ca tử vong. Theo một nghiên cứu được công bố gần đây, khoảng 60-80% dân số tại châu Âu đều từng nhiễm virus SARS-CoV-2, chủ yếu là biến chủng Omicron.
Châu Mỹ với tổng số hơn 154 triệu ca Covid-19 là khu vực có số ca nhiễm nhiều thứ 2 thế giới. Trong đó, tại Mỹ, ước tính hơn 50% dân số đã bị nhiễm bệnh. Châu Á, với các điểm nóng như Ấn Độ, Hàn Quốc, xếp thứ 3 trong danh sách với hơn 147 triệu ca nhiễm.
Trong bối cảnh số ca nhiễm toàn cầu tiếp tục giảm trong tuần qua, hầu hết các quốc gia vẫn tiếp tục lộ trình dỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Ngày 28/4 vừa qua, CNBC đưa tin Đan Mạch đã trở thành quốc gia đầu tiên tạm dừng chương trình tiêm phòng Covid-19 do dịch đã được kiểm soát.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, chính quyền thành phố Thượng Hải đang tăng cường nguồn lực để cải thiện tỷ lệ tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho người cao tuổi. Nước này cũng mới cấm tổ chức các hoạt động tập trung đông người, ma chay hiếu hỷ tại thủ đô Bắc Kinh trong bối cảnh số ca nhiễm mới tại đây tăng cao.
Cũng trong ngày 28/4, Bộ trưởng Y tế Italy Roberto Speranza đã xác nhận nước này sẽ gia hạn quy định bắt buộc đeo khẩu trang cho đến ngày 15/6 tại rạp chiếu phim, nhà hát, phòng hòa nhạc, các nhà thi đấu thể thao trong nhà, cũng như các cơ sở chăm sóc sức khỏe như bệnh viện và nhà dân.
Đầu tuần vừa rồi, nước Pháp đã trải qua một sự kiện chính trị quan trọng là cuộc bầu cử Tổng thống giữa 2 ứng viên là ông Emmanuel Macron và bà Marine Le Pen. Cuộc bầu cử diễn ra ngày 24/4, và kết quả thăm dò sau đó 1 ngày cho thấy ông Macron giành khoảng 58% phiếu bầu, trong khi tỷ lệ phiếu bầu của ứng viên cực hữu Le Pen là 42%.
Theo các con số chính thức cuối cùng được Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp Pháp công bố trong chiều 27/4, đương kim Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhận được tổng cộng 58,55% số phiếu bầu và tái đắc cử chức vụ Tổng thống Pháp nhiệm kỳ 2022-2027. Bà Marine Le Pen nhận được 41,45% số phiếu.
Nhiệm kỳ mới của ông Macron sẽ chính thức bắt đầu vào ngày 14/5/2022.
Trong bài phát biểu dưới tháp Eiffel, thủ đô Paris sau khi kết quả thăm dò được đưa ra, ông Macron cho biết sẽ xoa dịu sự tức giận của những người đã bầu cho phe cực hữu, đồng thời khẳng định sẽ không bỏ ai lại phía sau trong nhiệm kỳ 5 năm tới của mình.
Kết quả bầu cử Pháp cũng khiến châu Âu thở phào. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, cùng nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đã gửi lời chúc mừng tới Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sau khi ông tái đắc cử.
Trong khi các lãnh đạo châu Âu đều liên hệ chúc mừng ông Macron tái đắc cử Tổng thống, ngày 25/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông chưa liên hệ được với người đồng cấp. Tuy nhiên, ông Biden cùng các lãnh đạo NATO cũng gửi lời chúc mừng tới ông Macron thông qua mạng xã hội Twitter.
Ông Macron cũng nhận được lời chúc mừng từ Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 25/4.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Macron đã vạch ra kế hoạch hành động trong 100 ngày đầu tiên sau khi tái nhiệm, trong đó bao gồm các vấn đề về sức mua, giáo dục, chuyển đổi sinh thái, lương hưu, y tế, an ninh, tái vũ trang châu Âu và cuộc chiến Ukraine.
Về ngoại giao, ông Macron chủ trương làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với Đức, thúc đẩy sự gắn kết giữa các thành viên trong khối EU và đưa khối tới vị thế tự lập, tự cường về cả quân sự, năng lượng, kinh tế và chính trị.
Ngày 27/4, các quan chức Ba Lan và Bulgaria cho biết Nga thông báo sẽ đình chỉ việc cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho các quốc gia này do không tuân thủ quy ước thanh toán bằng đồng ruble được Moscow thông qua cuối tháng 3.
Cụ thể, công ty quốc doanh Bulgargaz của Bulgaria đã nhận được thông báo từ tập đoàn độc quyền khí đốt Nga Gazprom rằng nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên từ Gazprom Export LLC sẽ bị ngừng kể từ ngày 27/4/2022.
Tương tự, công ty khí đốt nhà nước của Ba Lan PGNiG cho biết họ đã được Gazprom thông báo rằng việc giao hàng qua đường ống Yamal-Europe sẽ dừng vào 6h ngày 27/4.
Đây là động thái mạnh tay đầu tiên của chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi tuyên bố sẽ chỉ xuất khẩu khí đốt nếu các “quốc gia không thân thiện” chuyển đổi thanh toán bằng đồng nội tệ của Nga.
Việc Nga “ngắt” van khí đốt sang Ba Lan và Bulgaria đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ phía châu Âu. Được biết, ngay trong ngày 27/4, nội bộ EU đã phải tổ chức họp khẩn về tình hình tại 2 quốc gia thành viên.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho rằng việc Gazprom đơn phương tuyên bố ngừng cung cấp khí đốt cho khách hàng ở châu Âu là một nỗ lực nữa của Nga nhằm sử dụng khí đốt như một công cụ tống tiền.
“Điều này không chính đáng và không thể chấp nhận được, đồng thời một lần nữa cho thấy sự không đáng tin cậy của Nga với tư cách nhà cung cấp khí đốt”, bà Leyen nhấn mạnh thêm.
Người đứng đầu EC cũng khẳng định khối này đã có sự chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản Nga ngừng cung khí đốt và đang lên kế hoạch đáp trả.
Phản ứng trước cáo buộc của châu Âu, Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định rằng: “Đây không phải là hành động tống tiền, Nga đã và vẫn đang là nhà cung cấp nguồn năng lượng đáng tin cậy cho người tiêu dùng và Nga vẫn cam kết thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng".
Sau khi Nga cắt nguồn cung khí đốt sang 2 quốc gia Ba Lan và Bulgaria, đã có 10 doanh nghiệp và 4 quốc gia EU chấp thuận việc thanh toán hoá đơn năng lượng bằng ruble và mở tài khoản tại Gazprombank.
Một số công ty năng lượng lớn của châu Âu cũng đang chuẩn bị sử dụng một hệ thống thanh toán mới cho khí đốt của Nga theo yêu cầu của Điện Kremlin, điều mà các nhà phê bình cho rằng sẽ làm giảm tác động các lệnh trừng phạt của EU, đe dọa sự thống nhất của khối và cung cấp hàng tỷ USD tiền mặt cho nền kinh tế Nga, theo Financial Times.
Theo Bloomberg, Nga hiện không thể ngưng cung cấp cho bất kỳ quốc gia nào từ chối thanh toán ruble vì đã qua thời hạn thanh toán của tháng này. Phải tới nửa cuối tháng 5, khi các khoản thanh toán mới đến hạn, quốc gia này mới có thể tiếp tục cắt khí đốt cho các nước không đồng ý thanh toán bằng ruble.
Được biết, ngoài Ba Lan và Bulgaria, 1 quốc gia có khả năng sẽ bị Nga cắt nguồn cung khí đốt vào tháng 5 là Phần Lan. Theo đó, nước này tuyên bố việc Nga đòi ruble cho khí đốt là một hành động “tống tiền” và là một phần của “các nỗ lực địa chính trị” của Moscow, đồng thời khẳng định phía Helsinki sẽ không đồng ý thanh toán khí đốt bằng đồng ruble.
Ngày 28/4, hãng truyền thông RT của Nga đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden đã yêu cầu Quốc hội viện trợ thêm 33 tỷ USD để hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột đang diễn ra với Nga.
Theo đó, phần lớn của gói viện trợ khổng lồ (khoảng 20 tỷ USD) được dành cho viện trợ quân sự và an ninh bổ sung, trong khi phần còn lại sẽ được sử dụng để hỗ trợ kinh tế (8,5 tỷ USD) và nhân đạo (3 tỷ USD).
Chính quyền Mỹ muốn gói viện trợ được coi là chi tiêu khẩn cấp để không phải bù đắp bằng việc cắt giảm chi tiêu ở những chỗ khác. Ngoài gói viện trợ khổng lồ cho Ukraine, ông Biden cũng đang tìm kiếm quyền lực mới để nhắm vào những tài phiệt Nga giàu có.
Tiết lộ về gói viện trợ Ukraine, Tổng thống Biden cho biết việc thông qua gói viện trợ này là vô cùng quan trọng vì nó giúp cho Ukraine và cuộc chiến giành tự do của nước này, dù điều này khiến Mỹ cũng phải trả giá đắt.
Trước đó, Mỹ đã thông qua gói viện trợ quân sự trị giá 800 triệu USD cho Ukraine, bao gồm pháo hạng nặng, hàng chục lựu pháo, 144.000 viên đạn và máy bay không người lái chiến thuật nhằm giúp lực lượng Ukraine đối phó các cuộc tấn công của Nga ở miền đông.
Mỹ cũng đã viện trợ kinh tế khoảng 1 tỷ USD cho Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc chiến và 500 triệu viện trợ quân sự thêm ngoài khoản 800 triệu USD.
Xem thêm >> Châu Âu: Loạt công ty lớn tính mở tài khoản đồng ruble để mua khí đốt Nga
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.