Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong một buổi trao đổi với các phóng viên ngày 28/4, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết sản lượng dầu của Nga có thể giảm 17% trong năm nay.
Trước khi chiến sự tại Ukraine diễn ra, Nga sản xuất trung bình gần 11 triệu thùng mỗi ngày, trở thành nhà sản xuất lớn thứ ba thế giới. Theo dự báo của ông Siluanov, Nga sẽ sản xuất trung bình 9,13 triệu thùng mỗi ngày trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2004.
Do các lệnh trừng phạt từ phương Tây, nhiều khách hàng quen thuộc đã e ngại mua dầu của Moscow vì sợ bị liên đới tới các biện pháp trừng phạt và vướng phải những khó khăn trong quá trình vận chuyển sản phẩm. Điều này khiến các nhà khai thác dầu Nga cũng phải hạn chế công suất khai thác vì dầu không tìm được người mua mới, trong khi các kho chứa dầu trong nước đều trong tình trạng quá tải.
Hãng thông tấn nhà nước TASS dẫn lời ông Siluanov cho biết: “Khó mà đoán được việc bán hàng sẽ được tiến hành như thế nào vào thời điểm này”.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tuyên bố sẽ tìm thị trường thay thế cho xuất khẩu năng lượng của Nga khi Liên minh châu Âu, vốn phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga, bắt đầu thảo luận về một lệnh cấm vận dầu mỏ.
Bộ trưởng Năng lượng Nga đã cảnh báo rằng lệnh cấm đối với dầu của Nga sẽ dẫn đến những hậu quả "thảm khốc" đối với thị trường toàn cầu.
Một nhánh khác của ngành năng lượng Nga là khí đốt mới đây cũng phát tín hiệu cho thấy sản lượng khí đốt trong năm nay sẽ giảm bởi các lệnh trừng phạt.
Theo đó, hôm 28/4, tập đoàn năng lượng Gazprom dự báo sản lượng khí đốt giảm khoảng 4% trong năm nay sau khi gã khổng lồ dầu khí báo cáo thu nhập kỷ lục trong năm ngoái.
Năm 2021, Gazprom thông báo lợi nhuận ròng đạt 2.090 tỷ ruble (29 tỷ USD), tăng từ 135 tỷ ruble trong năm tài chính 2020 nhờ giá dầu và khí đốt tăng. Công ty do nhà nước Nga kiểm soát trước đó đã kỳ vọng lợi nhuận năm 2022 sẽ vượt qua mức cao kỷ lục năm 2021, nhưng các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu đã gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga.
Trong một diễn biến khác, do các nhánh chính của ngành năng lượng, nguồn thu lớn nhất của chính phủ Nga, đã bắt đầu “nếm mùi” từ các lệnh cấm vận, lạm phát của nước này đã vọt lên mức 2 con số và làm giảm thu nhập khả dụng thực tế vào đầu năm 2022, cơ quan thống kê Rosstat đưa tin.
Thu nhập khả dụng thực tế, một chỉ số được theo dõi chặt chẽ về hạnh phúc tài chính của các hộ gia đình Nga, tính toán số tiền mà cư dân còn lại để chi tiêu hoặc tiết kiệm sau khi thanh toán.
Theo Rosstat, các hộ gia đình Nga đã chi 17.100 tỷ ruble (231 tỷ USD) trong khi chỉ kiếm được 15.820 tỷ ruble (213 tỷ USD) trong quý I/2022. Mức chênh lệch này được thúc đẩy bởi tỷ lệ lạm phát tiêu dùng hàng năm tăng 9,2% vào tháng 2 và 16,7% vào tháng 3, một tỷ lệ chưa từng thấy kể từ năm 1999.
Các số liệu của Rosstat được đưa ra vào ngày ông Alexei Kudrin, cựu Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin, dự báo lạm phát 20% và sự suy giảm kinh tế lên tới 12% trong năm nay.
Xem thêm >> Gazprom cáo buộc Ba Lan ‘mua chui’ khí đốt Nga qua dòng chảy ngược từ Đức
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.