Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngày 27/4, hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin Nhóm điều phối khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) đã phải tổ chức một cuộc họp khẩn cấp do Ba Lan và Bulgaria bị Nga cắt khí đốt.
“Một quyết định tạm thời được đưa ra nhằm tăng đáng kể lượng mua khí đốt từ Nga thông qua các quốc gia còn lại, điều này sẽ cho phép Ba Lan và Bulgaria mua thêm khối lượng khí đốt trên thị trường châu Âu. EU cũng đang làm việc với tất cả các đối tác để đảm bảo sự gia tăng nguồn cung cấp khí đốt, chủ yếu là khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG)”, theo TASS.
Động thái này nhằm bù đắp cho việc thiếu nguồn cung cấp cho Ba Lan và Bulgaria sau khi tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga thông báo rằng họ sẽ không cung cấp khí đốt cho hai nước từ chối tuân thủ cơ chế thanh toán khí đốt mới dựa trên đồng ruble được Tổng thống Nga Vladimir Putin thông qua tháng trước.
Theo ước tính của EU, Ba Lan và Bulgaria không có khả năng xảy ra tình trạng thiếu khí đốt trong tương lai gần, ít nhất cho đến mùa đông năm nay.
Trước đó, cũng trong ngày 27/4, Bloomberg đã báo cáo rằng ít nhất 10 công ty châu Âu đã mở tài khoản để thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng ruble, và 4 quốc gia trong số đó đã thực hiện thanh toán theo nhu cầu mới của Moscow.
Theo Bloomberg, Nga hiện không thể ngưng cung cấp cho bất kỳ quốc gia nào từ chối thanh toán ruble vì đã qua thời hạn thanh toán của tháng này. Phải tới nửa cuối tháng 5, khi các khoản thanh toán mới đến hạn, quốc gia này mới có thể tiếp tục cắt khí đốt cho các nước không đồng ý thanh toán bằng ruble.
Được biết, ngoài Ba Lan và Bulgaria, 1 quốc gia có khả năng sẽ bị Nga cắt nguồn cung khí đốt vào tháng 5 là Phần Lan. Theo đó, nước này tuyên bố việc Nga đòi ruble cho khí đốt là một hành động “tống tiền” và là một phần của “các nỗ lực địa chính trị” của Moscow, đồng thời khẳng định phía Helsinki sẽ không đồng ý thanh toán khí đốt bằng đồng ruble.
Trước việc bị EU lên án là “tống tiền”, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết việc một số nước châu Âu từ chối trả tiền khí đốt bằng đồng ruble là hành động làm tổn hại nền kinh tế của chính họ, đồng thời cho biết Moscow đã tính toán các rủi ro về việc chuyển đổi tiền tệ và khẳng định việc thanh toán bằng đồng ruble sẽ không ảnh hưởng tới giá khí đốt.
Ông Dmitry Peskov cho biết: “Nga đã và vẫn là một nhà cung cấp đáng tin cậy, cam kết thực hiện các nghĩa vụ của mình. Các điều khoản mới về xuất khẩu khí đốt này là do các bước đi thù địch chưa từng có nhằm vào chúng tôi”.
Xem thêm >> Hungary tuyên bố vẫn đang nhận khí đốt từ Nga, chấp thuận thanh toán bằng đồng ruble
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.