Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Những diễn biến mới về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 vẫn là thông tin được nhiều người quan tâm trong tuần qua, đặc biệt trong thời điểm các quốc gia trên thế giới đang chuẩn bị tiến tới giai đoạn tiêm phòng cho trẻ em.
Với sự lây lan nhanh chóng của các chủng của biến thể Omicron, đặc biệt là chủng BA.2, số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới đã chính thức phá mốc 400 triệu ca vào ngày 9/2 vừa qua. Tính đến ngày 12/2, số ca Covid-10 toàn cầu là 404.910.528 ca, trong đó có hơn 5,7 triệu ca tử vong. Số mũi vắc xin đã được tiêm là hơn 10 triệu mũi, theo WHO.
Nhiều quốc gia bắt đầu mở cửa trở lại và bỏ các biện pháp hạn chế ngặt nghèo để hồi phục nền kinh tế, đặc biệt là châu Âu – nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất sau đợt bùng phát dịch bởi biến chủng Omicron.
Ngày 11/2 vừa qua, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã tuyên bố giai đoạn cấp tính của đại dịch có thể kết thúc vào giữa năm nay, nếu khoảng 70% dân số thế giới được tiêm chủng "vào khoảng tháng 6, tháng 7".
Tuyên bố của người đứng đầu WHO đã mở ra tia hi vọng mới cho toàn thế giới về trạng thái bình thường mới sau đại dịch, khi người dân đã hoàn thành việc tiêm chủng, quay trở lại nhịp sống bình thường và các nền kinh tế dần được phục hồi sau những năm trì trệ. Tuy nhiên, việc đại dịch có thể kết thúc hay không, theo ông Tedros, là “sự lựa chọn” của các quốc gia trên thế giới.
Sau nhiều tuần bất ổn, giờ đây, tình hình tại Ukraine được đánh giá là “có thể xảy ra chiến tranh bất kỳ lúc nào”.
Các quốc gia như Mỹ, New Zealand, Hà Lan đã cảnh báo người dân nên rời khỏi Ukraine “càng sớm càng tốt” để đảm bảo an toàn, trong khi Nga vẫn tỏ ra kiên định trước mọi lời đe doạ trừng phạt từ Mỹ và NATO.
Ngày 11/2, Bộ Quốc phòng Nga thông báo nước này đang tiến hành một cuộc tập trận mới gần biên giới Ukraine và tham gia tập trận chung với Belarus – quốc gia đồng minh của Nga giáp cạnh Ukraine và EU.
Điều này khiến Mỹ và các đồng minh hết sức lo ngại và cho rằng Nga đã có đủ sức mạnh để tấn công Ukraine, dù phía Nga luôn phủ nhận điều này. Theo các quan chức Mỹ, Nga hoàn toàn có thể tấn công Ukraine trước khi Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh kết thúc vào ngày 20/2 tới đây.
Những căng thẳng về chính trị và quân sự cũng khiến quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa các quốc gia liên quan trở nên tồi tệ không kém, khi Mỹ tiếp tục lấy Nord Stream 2 làm “át chủ bài” đe doạ Nga cùng các biện pháp trừng phạt kinh tế, còn Nga lại “nắm chắc” con đường xuất khẩu khí đốt sang châu Âu khiến nhiều nước phải e ngại.
Trong ngày 11/2, giá dầu tăng trên 3% lên mức cao nhất trong vòng 7 năm. Cụ thể, giá dầu Brent kỳ hạn chốt phiên cuối tuần tăng 3,03 USD, hay 3,3%, lên 94,44 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 3,22 USD, tăng 3,6%, lên 93,1 USD/thùng.
Giá cả hai loại dầu đều vượt các mức đỉnh được lập trong phiên đầu tuần và khép lại tuần qua là tuần tăng thứ tám liên tiếp, do những lo ngại gia tăng về nguồn cung toàn cầu khi nhu cầu phục hồi sau đại dịch.
Giá dầu thô tiếp tục tăng mạnh sau khi Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan trong phát biểu với báo giới nhận định xung đột giữa Nga và Ukraine có thể xảy ra bất cứ khi nào, kết hợp cùng các dấu hiệu cho thấy Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác sẽ không đạt được mục tiêu sản lượng dầu.
Trong thời kỳ nhu dầu về dầu tăng mạnh sau đại dịch cùng các bất ổn chính trị xảy ra trên khắp thế giới, các chuyên gia và người trong ngành đều dự báo giá dầu, giá năng lượng có thể sẽ tiếp tục giữ ở mức cao, ít nhất là cho tới cuối năm 2022.
Theo ngân hàng đầu tư JPMorgan, giá dầu có thể leo lên mức 120 USD/ thùng nếu xuất khẩu dầu thô của Nga bị “trật bánh” do căng thẳng với Ukraine.
Trong khi đó, giám đốc điều hành Anders Opedal của hãng Equinor (EQNR.OL) - nhà cung cấp khí đốt đường ống lớn thứ hai châu Âu sau Gazprom của Nga, cho biết ông dự kiến thị trường khí đốt châu Âu sẽ tiếp tục thắt chặt, với nhu cầu vẫn mạnh trong năm nay do lượng dự trữ dưới mức bình thường cần được bổ sung.
Ngày 11/2, bộ trưởng các quốc gia Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ - hay còn gọi là “Bộ tứ” (QUAD) đã có buổi gặp mặt tại thành phố Melbourne của Australia để bàn bạc về các vấn đề thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trong tuyên bố chung sau cuộc họp, các bộ trưởng ngoại giao đã cam kết tăng cường hợp tác để đảm bảo khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khỏi sự "ép buộc” của Trung Quốc khi nước này cố bành trướng kinh tế và quân sự tại khu vực.
Bốn quốc gia một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt được phản ánh trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 khi đối phó với các thách thức về trật tự dựa trên luật lệ trên biển, bao gồm cả ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Không chỉ vậy, các bộ trưởng cũng đưa ra lời hứa sẽ tăng cường hợp tác về Covid-19, các mối đe dọa mạng và chống khủng bố, nỗ lực trong công tác cứu trợ nhân đạo, hỗ trợ thảm họa và cung cấp cơ sở hạ tầng cho khu vực, đồng thời lên án "vụ phóng tên lửa đạn đạo gây mất ổn định" của Triều Tiên là vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Ngày 8/2, Bộ Thương mại Mỹ cho biết thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong năm 2021 đã tăng 27% lên mức cao nhất lịch sử 859,1 tỷ USD. Mức kỷ lục cũ là 763,53 tỷ USD được thiết lập vào năm 2006.
Cụ thể, nhập khẩu của Mỹ năm 2021 tăng khoảng 20,5% lên 3.390 tỷ USD, trong khi xuất khẩu tăng khoảng 18,5% lên 2.530 tỷ USD.
Trong đó, thâm hụt thương mại năm 2021 của Mỹ với Trung Quốc ở mức 355,3 tỷ USD, tăng 45 tỷ USD (tương đương 14,5%). Đây là mức thâm hụt cao nhất của Mỹ với Trung Quốc sau con số kỷ lục 418,2 tỷ USD ghi nhận năm 2018. Trước đó, mức thâm hụt thương mại năm 2020 là 310,3 tỷ USD.
Những số liệu mới được công bố cho thấy Mỹ - Trung Quốc đã không đạt được mục tiêu như đã ký kết trong thoả thuận thương mại giai đoạn 1 là kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Mỹ của Trung Quốc phải đạt ít nhất 502,4 tỷ USD trong hai năm 2020 – 2021.
Thực tế, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ Mỹ sang Trung Quốc trong 2 năm qua chỉ dừng lại ở mức 288,8 tỷ USD, tức chỉ đạt khoảng 57% so với cam kết, theo Viện Kinh tế Quốc tế Peterson.
Thông tin Mỹ - Trung Quốc để nhỡ mục tiêu thoả thuận thương mại giai đoạn 1 được đưa ra trong thời kỳ quan hệ Mỹ - Trung đang được đánh giá là căng thẳng nhất trong vòng vài thập kỷ gần đây. Không chỉ liên tục “nhắm” vào nền kinh tế của nhau, giờ đây, Trung Quốc còn bị Mỹ đe doạ trừng phạt vì ủng hộ Nga trong căng thẳng với Ukraine.
Đáp lại, Trung Quốc cũng liên tục lên án Mỹ, cho rằng chính quyền tổng thống Biden lợi dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu để “đàn áp chính trị” và “bắt nạt kinh tế”. Trước cuộc họp của “Bộ tứ” ngày 11/2 vừa qua, Trung Quốc cũng lên án 4 quốc gia tham gia cuộc họp là một tổ chức xây dựng Chiến tranh Lạnh và một bè phái "nhắm vào các nước khác".
Xem thêm >> Dòng chảy phương Bắc 2 tiếp tục ‘gặp khó’ tại Đức
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.