Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Với 69 phiếu thuận và 30 phiếu chống, Thượng viện Mỹ ngày 10/8 đã thông qua kế hoạch cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD, mang lại chiến thắng lớn cho Tổng thống Joe Biden.
Dự luật hiện đang được đưa tới Hạ viện và phải đối mặt với nhiều khó khăn cũng như sự hoài nghi từ những nhân vật theo quan điểm cấp tiến.
Nếu được phê chuẩn, kế hoạch đầy tham vọng này sẽ cung cấp 550 tỷ USD chi tiêu liên bang mới cho cơ sở hạ tầng giao thông, phương tiện công cộng, đảm bảo internet băng thông rộng cho tất cả người dân Mỹ và mở rộng các chương trình năng lượng sạch cũng như các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết hàng nghìn việc làm thu nhập cao, dành cho những người không có bằng đại học, cũng sẽ được tạo ra.
Tuy nhiên, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cho rằng, dự luật cơ sở hạ tầng này sẽ khiến thâm hụt ngân sách liên bang tăng thêm 256 tỷ USD trong 10 năm tới.
Ngày 13/8, tập đoàn công nghệ sinh học và dược phẩm Cuba (BioCubaFarma) cho biết, các loại vaccine ngừa Covid-19 do chính nước này bào chế và sản xuất có khả năng chống lại biến thể Delta đang hoành hành trên thế giới.
Dữ liệu ban đầu cho thấy “chỉ có 21.000 người” (khoảng 0,8%) trong số 2,5 triệu người được tiêm vaccine của nước này mắc bệnh cho đến nay. Trong số 21.000 người nhiễm virus sau khi tiêm vaccine, có 99 người (0,003%) tử vong.
BioCubaFarma cho rằng các số liệu như trên thể hiện rằng các loại vaccine của Cuba đang phát huy tác dụng, bao gồm cả hiệu quả chống lại biến thể Delta, cũng như đặc biệt là ngăn ngừa bệnh biến chuyển nặng.
Người đứng đầu BioCubaFarma, ông Eduardo Martinez, cho biết hiện tập đoàn này đang trong tiến trình sản xuất các liều lượng cần thiết để tiêm chủng đầy đủ cho toàn bộ người dân Cuba với hai loại vaccine 3 liều là Abdala và Soberana 02 vào tháng 9 tới.
Theo số liệu của Minsap, tính tới ngày 10/8, Cuba đã tiêm chủng hơn 11 triệu liều vaccine, trong đó 2.907.386 người, tương đương 25,5% dân số, đã được tiêm chủng đầy đủ.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuần vừa qua đã bổ nhiệm ông Amos Hochstein làm Cố vấn cấp cao về an ninh năng lượng. Ông Hochstein sẽ phụ trách đàm phán về những vấn đề địa chính trị liên quan đến dự án đường ống dẫn khí “Dòng chảy phương Bắc 2” (Nord Stream 2).
"Nhiệm vụ trước mắt của ông Hochstein là thực hiện các biện pháp để giảm thiểu rủi ro do Dòng chảy phương Bắc 2 gây ra", thông báo của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Ông Amos Hochstein là cựu điều phối viên Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề năng lượng quốc tế dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama và cũng là cố vấn thân cận, tin cậy của Tổng thống đương nhiệm Joe Biden thời ông làm phó tổng thống.
Theo ông Blinken, với bề dày kinh nghiệm, vị cố vấn mới có thể đảm đương việc "phát triển và thực hiện chiến lược toàn diện của Mỹ để tăng cường an ninh năng lượng toàn cầu, đặc biệt là ở Trung và Đông Âu".
Việc bổ nhiệm thể hiện quyết tâm của Nhà Trắng trong việc sử dụng "ngoại giao để đảm bảo an toàn cho việc cung ứng trong giai đoạn chuyển đổi năng lượng quan trọng này", ông Blinken cho hay.
Ngoài ra, theo ông Blinken, quyết định nói trên nhằm "chống đối những nỗ lực của Điện Kremlin trong việc sử dụng năng lượng như một vũ khí địa chính trị", cũng như mang lại "một tương lai năng lượng an toàn và bền vững hơn cho Ukraine và những nước thành viên NATO và EU đang ở trên tuyến đầu".
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa thông báo tổ chức này đang lập một nhóm mới để truy tìm nguồn gốc Covid-19.
Phát biểu tại một cuộc họp báo của Liên hợp quốc hôm 13/8, phát ngôn viên WHO Fadela Chaib nói một nhóm chuyên gia mới, có tên gọi Nhóm Cố vấn khoa học quốc tế về nguồn gốc của các mầm bệnh lạ, sẽ hỗ trợ "việc tiến hành nhanh chóng" các nghiên cứu sâu hơn.
Trước đó, Trung Quốc ngày 12/8 đã lên tiếng kiên quyết phản đối kế hoạch điều tra nguồn gốc Covid-19 giai đoạn 2 của WHO bởi cho rằng việc điều tra nên tiếp tục thực hiện trên cơ sở báo cáo đã công bố hồi đầu năm thay vì bắt đầu một cuộc điều tra mới.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Mã Triêu Húc cho rằng kế hoạch điều tra giai đoạn 2 của WHO đã không dựa trên báo cáo nghiên cứu chung giữa Trung Quốc và WHO, không tiếp thu các kết luận và khuyến nghị khoa học đưa ra trong báo cáo, do vậy vấp phải sự nghi ngờ và phản đối của các quốc gia thành viên như Trung Quốc.
Bắc Kinh cho rằng việc kêu gọi cung cấp thêm dữ liệu đang được thúc đẩy bởi động cơ chính trị thay vì nghiên cứu khoa học.
Xem thêm >> WHO muốn tiếp tục tới điều tra nguồn gốc Covid-19, Trung Quốc kiên quyết phản đối
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.