Thêm 2 triệu tài khoản mới: Lộ rõ điểm mất cân đối trên TTCK Việt Nam
(VNF) - Phần lớn tài khoản chứng khoán mở mới trong năm 2024 đến từ các nhà đầu tư cá nhân. Hiện nay, tỷ trọng nhà đầu tư tổ chức còn khiêm tốn.
Theo số liệu từ Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC), tính đến ngày 31/12/2024, tổng số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán tại thị trường Việt Nam đạt xấp xỉ 9,3 triệu đơn vị.
Như vậy, trong tháng 12, thị trường ghi nhận thêm 140.879 tài khoản mới, nhỉnh hơn so với tháng 11. Tính chung cả năm, số lượng tài khoản chứng khoán mở mới lên tới hơn 2 triệu đơn vị.
Tại ngày 31/12/2024, số lượng tài khoản của các nhà đầu tư trong nước đạt 9,25 triệu, tăng 140.697 đơn vị so với tháng 11. Không nằm ngoài xu hướng lâu nay, phần lớn tài khoản mở mới đến từ các nhà đầu tư cá nhân. Với 140.559 tài khoản trong tháng 12, tổng số tài khoản chứng khoán cá nhân tại Việt Nam đã đạt 9,23 triệu đơn vị, tương đương 9,1% dân số.
Trong khi đó, dù chiếm tỷ lệ nhỏ song các nhà đầu tư tổ chức đang tích cực gia nhập thị trường. Nửa cuối năm qua, ngoại trừ tháng 8 ghi nhận trạng thái đóng ròng, các nhà đầu tư tổ chức đã mở lại tài khoản. Tháng 12, nhóm này đã mở mới 138 tài khoản, nâng tổng số tài khoản tổ chức trong nước lên 17.737 đơn vị, cho thấy tín hiệu khả quan trong việc thu hút dòng vốn chuyên nghiệp vào thị trường.
Về phía nhà đầu tư nước ngoài, tổng số tài khoản giao dịch đạt 47.780 tài khoản, tăng 182 đơn vị so với tháng trước. Trong đó, các nhà đầu tư cá nhân mở mới 162 tài khoản, còn các nhà đầu tư tổ chức mở mới 20 tài khoản. Như vậy, tại ngày 31/12/2024, số tài khoản giao dịch của nhà đầu tư cá nhân nước ngoài là 43.138 đơn vị, còn của nhà đầu tư tổ chức là 4.642 đơn vị.
Năm vừa qua, sự kiện thị trường chứng khoán Việt Nam cán mốc 9 triệu tài khoản vào tháng 10, sớm hơn 3 tháng so với mục tiêu đề ra được xem là một trong những dấu ấn nổi bật của ngành Tài chính. Tuy nhiên, cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường vẫn chưa đạt được sự cân đối khi tỷ trọng nhà đầu tư tổ chức còn khiêm tốn. Các nhà hoạch định chính sách cũng như thành viên của thị trường đều nhận thấy rằng, đây là điểm chưa mạnh, chưa bền vững của thị trường Việt Nam.
Theo các chuyên gia, số lượng nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ lệ lớn dễ gây tác động tiêu cực tới thị trường, do những nhà đầu tư cá nhân thường đầu tư theo cảm tính, có tâm lý chạy theo đám đông, không có đủ kiến thức chuyên sâu về cổ phiếu, thị trường và thường có tầm nhìn ngắn hạn.
Phát biểu tại Hội thảo “Toàn cảnh thị trường vốn năm 2024 và triển vọng năm 2025” do Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) phối hợp với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance tổ chức hồi tháng 12, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch Fiingroup ví von, thị trường chứng khoán Việt Nam là “cuộc chiến” giữa 9 triệu tài khoản cá nhân với vài trăm nghìn tài khoản của các nhà đầu tư nước ngoài.
Vị chuyên gia chỉ ra rằng, trong khi các nhà đầu tư cá nhân đẩy mạnh giao dịch khi VN-Index ở vùng đỉnh thì nhà đầu tư nước ngoài tăng cường bán ròng.
Đáng nói, bất chấp việc bán ròng mạnh, các nhà đầu tư nước ngoài, với việc đầu tư thông qua các quỹ cùng chiến lược lâu dài, vẫn có lợi nhuận cao hơn VN-Index. Ngược lại, nhiều nhà đầu tư cá nhân trong nước rơi vào tình trạng thua lỗ kéo dài, do thói quen "lướt sóng" và tâm lý ngại cắt lỗ.
“Số lượng tài khoản cá nhân sẽ còn tăng tiếp, có thể lên tới 15 triệu đơn vị. Theo đó, cần chăm lo về tính minh bạch thông tin, thúc đẩy các quỹ đầu tư trong nước để “đấu tranh” với nhà đầu tư nước ngoài”, ông Thuân nhấn mạnh sự cần thiết của việc phát triển các nhà đầu tư tổ chức.
Thị trường chứng khoán Việt Nam, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, nằm trong nhóm biến động nhất khu vực, do sự kết hợp của cả yếu tố cung và cầu. chủ yếu là đầu tư lâu dài và qua các quỹ nên cơ bản.
Về cầu, thị trường chứng khoán Việt Nam chịu sự chi phối lớn từ nhà đầu tư cá nhân, nhóm chiếm phần lớn giao dịch. Do đặc điểm hành vi của nhà đầu tư cá nhân, thị trường dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông. Theo đó, sự hiện diện nhiều hơn của các nhà đầu tư tổ chức sẽ là yếu tố quan trọng giúp ổn định giá cổ phiếu và giảm thiểu những biến động tiêu cực.
Tại một diễn đàn hồi tháng 7, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho hay Bộ và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đều nhận thấy vấn đề này và đã báo cáo Chính phủ một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển thị trường giai đoạn tới là phát triển nhà đầu tư tổ chức.
Chứng khoán Việt Nam vượt mốc 9 triệu tài khoản trước thời hạn 2025
- Thị trường chứng khoán 2025: Khối ngoại sẽ dần trở lại? 09/12/2024 09:30
- Luật Chứng khoán sửa đổi: Rộng đường cho thị trường nâng hạng 30/11/2024 07:00
- Cá nhân cần thêm 'hàng tốt', tổ chức cần bệ đỡ 'nâng hạng' 13/12/2024 07:00
Hình ảnh toàn tuyến cao tốc hơn 100km nối Hà Tĩnh - Quảng Bình
(VNF) - Sau hơn hai năm thi công, dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua địa bàn Hà Tĩnh dần hoàn thiện. Các Ban dự án và đơn vị thi công đang tập trung nhân lực, phương tiện, đẩy nhanh tiến độ thi công để kịp đưa vào khai thác dự kiến vào dịp 30/4/2025.