(VNF) - Được kỳ vọng là tương lai của sở hữu tài sản, thị trường NFT (Non-Fungible Token) đã trở thành mảnh đất màu mỡ mới thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, cũng có những chuyên gia cho rằng NFT chỉ là một trong số những bong bóng tài chính và sớm muộn cũng xì hơi.
NFT - Từ nổi bật của năm 2021
Nếu trong năm 2020, “lockdown” (phong tỏa) được Từ điển Collins chọn là “Từ của năm” thì bước sang năm 2021, “NFT” đã vượt qua các chủ đề nóng như “Covid-19”, “Crypto” (tiền mã hóa) và “Metaverse” (vũ trụ ảo) để trở thành từ dành được nhiều sự quan tâm nhất. Theo định nghĩa trong Từ điển Collins, NFT là “một chứng chỉ kỹ thuật số duy nhất được đăng ký trong một chuỗi khối (blockchain), được sử dụng để ghi lại quyền sở hữu một tài sản như tác phẩm nghệ thuật hoặc đồ sưu tầm”.
Nhờ vào bản chất an toàn của công nghệ blockchain, NFT đại diện cho một tài sản duy nhất, không thể thay thế, không thể sao chép hay làm nhái. Do đó, các nhà đầu tư NFT có thể thu giá trị từ sự độc nhất này, tương tự như việc mua bán các món hàng sưu tầm. Với những tính năng này, nhiều người xem NFT là tương lai của sở hữu tài sản. Họ tin rằng mọi loại tài sản, từ vé xem sự kiện đến bất động sản, cuối cùng sẽ được mã hóa quyền sở hữu theo cách này. Nhiều chuyên gia dự đoán một ngày nào đó chính phủ các nước sẽ dùng công nghệ này để lưu trữ thông tin cá nhân của người dân, như số an sinh xã hội, thẻ tiêm vắc xin Covid-19…
Trong năm 2021, tần suất sử dụng từ NFT tăng 11.000% so với năm 2020 khiến ông Alex Beecroft, Giám đốc điều hành của Collins Learning, phải thốt lên rằng: “Hiếm khi một chữ viết tắt lại tăng mạnh về lượng sử dụng như vậy”. Ông nói thêm: “Dữ liệu mà chúng tôi thu thập phản ánh sự phát triển vượt bậc của NFT trong năm 2021. NFT đã xuất hiện ở khắp nơi từ lĩnh vực nghệ thuật, tài chính, các phòng trưng bày, buổi đấu giá đến các nền tảng mạng xã hội”. Có thể nhận thấy sở hữu NFT đang là cách giúp nhiều người thỏa mãn đam mê sưu tầm, thể hiện địa vị xã hội, hoặc đơn thuần coi đó là một khoản đầu tư với kỳ vọng sẽ bán lại với giá cao hơn để thu lời.
Doanh số ấn tượng trong năm 2021
Sau cơn sốt tiền điện tử, giới đầu tư tiếp tục tìm kiếm những thị trường tiềm năng và NFT là một “mỏ vàng” mới. NFT được giao dịch từ khoảng năm 2017 nhưng mới bắt đầu thu hút chú ý từ đầu năm 2021 và bất ngờ trở thành cơn sốt từ khoảng tháng 8/2021 sau khi nhiều tác phẩm nghệ thuật số được bán với giá hàng triệu USD và nhiều “ông lớn” công nghệ đua nhau tham gia vào thị trường.
Số liệu thống kê từ một số công ty theo dõi thị trường như DappRadar, CryptoSlam hay NonFungible cho thấy doanh số của thị trường NFT đã đạt trên 44 tỷ USD vào năm 2021, tăng vọt so với mức hơn 100 triệu USD của năm 2020.
NFT bắt đầu khuấy động cả thế giới sau khi nữ ca sĩ Grimes, bạn gái tỷ phú Elon Musk, thu về 5,8 triệu USD nhờ việc bán đấu giá tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số có tên “WarNymph” trên sàn NFT Nifty Gateway trong chưa đầy 20 phút. Thông thường, các NFT có giá từ vài USD cho tới vài chục triệu USD.
Trong đó, mức giá phổ biến của các tài sản loại này là từ 100 USD đến 1.000 USD. Cho tới nay, tác phẩm NFT đắt giá nhất thế giới là tác phẩm hội họa kỹ thuật số có tên “The Merge”, được tạo bởi một họa sĩ ẩn danh có tên Pak. NFT này được bán ngày 6/12/2021 với giá 91,8 triệu USD trên sàn NFT Nifty Gateway. Tác phẩm sau đó được chia thành 312.686 mảnh và phân chia cho 28.983 người mua, do The Merge về bản chất được tạo thành bởi tập hợp “các khối” mà người dùng có thể mua lẻ. Những mảnh này có thể được tích trữ thành khối lớn hơn và bán trên thị trường.
Tác phẩm đắt giá thứ 2 là bức tranh “Everydays: The First 5000 Days” của Beeple, nghệ sĩ 39 tuổi đến từ Charleston, Nam Carolina, Mỹ. Người bỏ ra 69,3 triệu USD để mua tác phẩm này là một nhà sưu tập công nghệ mới hoạt động dưới bí danh là Metakovan, cũng là người sở hữu quỹ NFT lớn nhất thế giới
Có là bong bóng tài chính?
Mặc dù NFT có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2021, thị trường tài sản số này bắt đầu bộc lộ nhiều vấn đề liên quan đến bản quyền và kẽ hở về mặt pháp lý. Theo Wall Street Journal, vấn đề bản quyền trên thị trường NFT ngày càng trở nên nhức nhối bởi bất kỳ ai cũng có thể tạo một trong các mã đại diện, ngay cả khi họ không sáng tạo ra nội dung được mã hóa. Nhiều tác phẩm nghệ thuật bị biến thành NFT và bán trên các nền tảng trực tuyến mà không hề xin phép tác giả. Nhiều chuyên gia cho rằng đã đến lúc việc giao dịch NFT cần đưa vào khuôn khổ pháp lý và có chế tài để ngăn vấn đề xâm phạm sở hữu trí tuệ. Trong một thị trường có quá nhiều người tham gia nhưng không bắt buộc phải sử dụng tên thật, nạn lừa đảo cũng là một nguy cơ lớn. Dù vậy, thị trường này hiện chưa được kiểm soát đầy đủ bởi pháp luật.
Hiện chưa có cơ chế nào về việc định giá các NFT, giá cả đều do người bán và người mua tự quyết định. Bên cạnh đó, không ít ý kiến băn khoăn về việc không có gì bảo đảm giá trị của các NFT sẽ tồn tại sau vài chục năm tới, bởi công nghệ luôn thay đổi mỗi ngày. Một vấn đề nữa đặt ra là nếu chủ sở hữu quên mật khẩu đăng nhập trên blockchain cũng đồng nghĩa với việc không thể sử dụng, mua bán, trao đổi NFT trên blockchain đó, bởi cũng giống như tiền mã hóa, NFT không được quản lý hay vận hành bởi bất kỳ thực thể nào.
Theo các nhà phân tích, với một thị trường NFT thường biến động mạnh và dựa trên tiền mã hóa, không gì đảm bảo chúng có thể là nơi trú ẩn an toàn trước thay đổi về kinh tế vĩ mô. Cũng không thể phủ nhận rằng nó chủ yếu mang tính đầu cơ và có thể sẽ trải qua những biến động tương tự các loại tiền điện tử trong vài năm qua.
Ông Michael Every, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường tài chính khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Rabobank, cho rằng “NFT có thể là đỉnh điểm của mọi loại mô hình bong bóng”. Còn bà Nadya Ivanova, nhà quan sát NFT tại L’Atelier - công ty con độc lập của ngân hàng BNP Paribas (Anh), thì nhận định NFT là thị trường còn rất mới và tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần phải trải qua vài chu trình mới xác định được giá trị thực sự của nó.
(VNF) - Những "người bạn tỷ phú" của Tổng thống Mỹ Donald Trump bốc hơi hàng chục tỷ USD vì cuộc chiến thuế quan đang nổ ra. Trong đó, ông chủ Meta Mark Zuckerberg là người thua lỗ nhiều nhất, tiếp theo là tỷ phú Jeff Bezos và Elon Musk.
(VNF) - Bằng việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên kỳ vọng sẽ đi tắt đón đầu, đưa tỉnh trở thành trung tâm đào tạo về Blockchain hàng đầu tại Việt Nam.
(VNF) - Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tăng phí và giảm ưu đãi, khiến người bán gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận. Họ lo ngại về việc mất khách và giá cả sản phẩm tăng cao.
(VNF) - Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, khung pháp lý cho tài sản số cần được xây dựng theo hướng minh bạch, linh hoạt và phù hợp với xu hướng quốc tế, nhằm vừa thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút đầu tư, vừa đảm bảo kiểm soát rủi ro, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và duy trì sự ổn định của thị trường tài chính.
(VNF) - Những năm gần đây, hình thức kiếm tiền online (MMO - Make Money Online) đã trở thành xu hướng phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội chính đáng, không ít cá nhân và tổ chức lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người mới để thực hiện các chiêu trò lừa đảo trong MMO. Nếu không cẩn thận, người tham gia có thể mất trắng số tiền mình đầu tư.
(VNF) - Ngày 26/3, UBND tỉnh An Giang và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030. Cũng trong khuôn khổ sự kiện, hai bên đã tổ chức lễ ra mắt bệnh án điện tử (VNPT EMR), đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình chuyển đổi số lĩnh vực y tế của tỉnh An Giang.
(VNF) - MMO (Make Money Online) không chỉ là xu hướng kiếm tiền thời đại số mà còn là cơ hội để tạo dựng thu nhập bền vững. Tuy nhiên, với hàng loạt hình thức khác nhau, người mới rất dễ bị lạc lối hoặc mắc phải những sai lầm khiến công sức đổ sông đổ bể.
(VNF) - Tập đoàn Space Exploration Technologies (SpaceX) của Hoa Kỳ, đơn vị cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh được phép thí điểm có kiểm soát dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp (Starlink) tại Việt Nam.
(VNF) - Starlink, dự án Internet vệ tinh của SpaceX do tỷ phú Elon Musk sáng lập, sắp được triển khai thí điểm tại Việt Nam. Đây là bước đi quan trọng trong việc mở rộng hạ tầng viễn thông, giúp cải thiện khả năng kết nối Internet ở vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, SpaceX cũng đang lên kế hoạch đầu tư mạnh vào Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ này.
(VNF) - Ngày 26/3, Tổng công ty Viễn thông MobiFone công bố chính thức cung cấp dịch vụ 5G. Đây là hoạt động mới nhất của nhà mạng này sau khi được chuyển về Bộ Công an.
(VNF) - Nhờ các công ty như DeepSeek đã tìm ra cách sử dụng chip và áp dụng thuật toán hiệu quả hơn, Trung Quốc đã thu hẹp khoảng cách phát triển AI với Mỹ xuống chỉ còn 3 tháng trong một số lĩnh vực, theo nhận định của CEO công ty khởi nghiệp Trung Quốc 01.AI Lee Kai-fu.
(VNF) - Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã mở đường cho rất nhiều công nghệ tại Việt Nam. Trong đó, giới công nghệ và kinh doanh dựa trên blockchain đang kỳ vọng đây sẽ là bước đột phá chính sách để đưa công nghệ này bùng nổ.
(VNF) - Đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế đang trên đà phát triển tại khu vực Đông Nam Á, lãnh đạo Mastercard cho rằng Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển thanh toán kỹ thuật số.
(VNF) - Theo khảo sát của CPA Australia, các khoản đầu tư vào công nghệ tiếp tục mang lại lợi nhuận cao và nhanh chóng, 88% doanh nghiệp nhỏ cải thiện lợi nhuận trong năm qua nhờ vào đầu tư công nghệ. Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) trong 2024 tăng gấp đôi so với 2023, đạt mức 44%
(VNF) - Huawei vừa ra mắt dòng điện thoại thông minh Pura X với trợ lý AI tiên tiến được nâng cấp bởi DeepSeek, có khả năng tương tác theo cảm xúc và nhận diện tâm trạng người dùng. Thiết bị này chạy hoàn toàn trên hệ điều hành HarmonyOS Next, đánh dấu bước tiến lớn trong việc giảm phụ thuộc vào hệ điều hành Android của phương Tây.
(VNF) - Trường THCS và THPT Đinh Thiện Lý (Đinh Thiện Lý) đã xuất sắc giành tấm vé mơ ước để tham dự Giải Vô địch Thế giới - VEX Robotics World Championship 2025 tại Dallas, Texas, Hoa Kỳ.
(VNF) - TS Chu Thanh Tuấn cho rằng Việt Nam nên áp dụng chính sách thuế cân bằng giữa việc thu hút đầu tư và đảm bảo nguồn thu ngân sách. Thay vì áp thuế giao dịch cao, nên tập trung vào thuế lợi nhuận vốn hợp lý, miễn VAT, thu thuế doanh nghiệp từ các sàn giao dịch và xây dựng khung pháp lý rõ ràng.
(VNF) - Các sàn giao dịch tiền số nên được yêu cầu báo cáo các giao dịch và sự kiện chịu thuế cho cơ quan thuế, có thể theo thời gian thực hoặc thông qua hồ sơ định kỳ.
(VNF) - Ông Sarim Aziz, Giám đốc Chính sách công tại Meta nói: "AI là thành tố quan trọng đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình. Để phát triển được AI cần sự bao trùm, thu hút sự quan tâm của mọi người dù đó là người giàu hay người nghèo, đa dạng về giới, về văn hóa...
(VNF) - Theo ông Trương Gia Bình, nếu nhiều năm trước, Việt Nam gần như vô danh trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới thì ngày nay, Việt Nam trở thành cái nôi nguồn nhân lực chất lượng cao.
(VNF) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trước ngày 13/3, Bộ Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan, sớm hoàn thiện hồ sơ Nghị quyết thí điểm để quản lý các hoạt động liên quan đến tiền ảo
(VNF) - Những "người bạn tỷ phú" của Tổng thống Mỹ Donald Trump bốc hơi hàng chục tỷ USD vì cuộc chiến thuế quan đang nổ ra. Trong đó, ông chủ Meta Mark Zuckerberg là người thua lỗ nhiều nhất, tiếp theo là tỷ phú Jeff Bezos và Elon Musk.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.