Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Gia tộc Arnault, đứng đầu là tỷ phú Bernard Arnault, đã tạo ra một đế chế hàng hiệu với loạt thương hiệu đình đám như Louis Vuitton, Moët & Chandon, Hennessy, Dior…
Ẩn số về chủ nhân tiếp theo của LVMH đang ngày càng trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm do nhà Arnault liên tục từ chối bàn luận về vấn đề này trước công chúng.
Mặc những lời đồn đoán của truyền thông, tỷ phú Bernard Arnault vẫn luôn dành tình yêu thương đồng đều cho những người con của mình. Đến thời điểm hiện tại, ông vẫn chưa có ý định tiết lộ chủ nhân sắp tới của LVMH cũng như các kế hoạch hoạt động của tập đoàn sau khi ông nghỉ hưu.
Một trong những ứng cử viên sáng giá được cho là Frédéric Arnault, con trai thứ 3 của gia tộc Arnault, đang được giới truyền thông đặc biệt chú ý khi liên tục gặt hái thành công trong kinh doanh từ khi trở thành giám đốc điều hành của TAG Heuer – thương hiệu sản xuất đồng hồ cao cấp từ Thuỵ Sĩ.
“Cậu ba” Frédéric Arnault sinh năm 1995, tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Paris (École polytechnique), một trong những trường danh tiếng nhất tại Pháp, với bằng toán học ứng dụng và khoa học máy tính.
Ngoài ra, Arnault từng thực tập tại Facebook và Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey & Company trước khi tiếp quản TAG Heuer.
Ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Pháp, Frédéric còn thông thạo 3 ngôn ngữ khác là tiếng Anh, tiếng Ý và tiếng Đức.
Bên cạnh đó, cậu ấm nhà Arnault còn được biết đến là một người đa tài khi có thể chơi cờ vua "ngang cơ" với ông Bernard Arnault, đánh bóng quần vợt cùng các tay chơi chuyên nghiệp như Roger Federer, Félix Auger-Aliassime và còn kế thừa khả năng chơi piano từ mẹ mình, nghệ sĩ Hélène Mercier-Arnault.
Giống như các anh chị em khác trong gia đình, Frédéric luôn được tỷ phú Bernard Arnault ủng hộ và tạo điều kiện để có đủ kỹ năng trở thành một người thừa kế của tập đoàn trong tương lai.
Frédéric từng là giám đốc của một công ty thanh toán điện tử, đồng sáng lập cùng một người khác vào năm 2017. Sau đó, Frédéric chính thức gia nhập tập đoàn của gia đình với vai trò là Giám đốc điều hành của TAG Heuer vào năm 2020.
Giám đốc bộ phận đồng hồ và trang sức của LVMH, ông Stéphane Bianchi từng thừa nhận rằng ban đầu ông đã hoài nghi về năng lực của một chàng trai chỉ mới 25 tuổi và quá trình chuyển giao công việc gặp rất nhiều khó khăn: “Chúng tôi xung đột với nhau trong mọi quan điểm. Tuy nhiên, sau nhiều lần tranh cãi, tôi nhận ra Frédéric không chỉ có trí thông minh hơn người, mà còn có tài lãnh đạo đáng nể”.
Kể từ thời điểm chính thức trở thành CEO của TAG Heuer, Frédéric Arnault đã từng bước thay đổi cách vận hành và quản trị hãng đồng hồ xa xỉ, đồng thời đưa công ty lên một tầm cao mới.
Theo đó, vị CEO trẻ đã liên tục phát triển các mẫu sản phẩm mới với giá thành cao hơn. Bên cạnh đó, Frédéric còn dành nhiều thời gian và công sức đầu tư vào đồng hồ thông minh, mảng hiện chiếm tới 15% doanh thu của công ty.
Mặc dù LVMH không công cố kết quả kinh doanh của các thương hiệu riêng lẻ, nhưng theo ước tính của Ngân hàng Morgan Stanley, doanh thu TAG Heuer đã tăng 7% vào năm 2022 lên hơn 800 triệu USD.
“Chúng tôi sẽ sớm trở thành một trong những thương hiệu trị giá 1 tỷ USD” là lời khẳng định của vị giám đốc điều hành TAG Heuer.
Có thể nói, việc đưa các thương hiệu xa xỉ trở thành những doanh nghiệp trị giá hàng tỷ USD từ lâu đã trở thành thế mạnh của nhà Arnault. Hiện tại, LVMH đang là tập đoàn châu Âu đầu tiên sở hữu giá trị vốn hoá thị trường vượt 500 tỷ USD.
Chiến lược tỷ phú Bernard Arnault đưa ra là đem sản phẩm của tập đoàn đến gần hơn với mọi tầng lớp, từ trung lưu tới thượng lưu, mà không làm giảm hình ảnh độc quyền của thương hiệu.
Áp dụng bí quyết của cha mình, Frédéric Arnault đã yêu cầu TAG Heuer phải tạo ra một sự cân bằng giữa những nhóm người tiêu dùng. Cụ thể, thương hiệu có thể sản xuất những chiếc đồng hồ phiên bản giới hạn như Carrera Plasma với mức giá hơn 500.000 USD, nhưng cũng phải có những mẫu với giá khởi điểm là 1.450 USD.
Theo Frédéric, hàng hoá giá thấp sẽ đóng vai trò thu hút nhóm khách hàng trẻ tuổi nhưng vẫn muốn khẳng định bản thân, nhóm khách hàng này được dự đoán sẽ tiếp tục đồng hành cùng nhãn hàng và sẽ chuyển sang các sản phẩm đắt tiền hơn khi họ có đủ điều kiện tài chính.
Frédéric từng chia sẻ mục đích của chiến dịch: “Đối với nhiều người, chúng tôi muốn là chiếc đồng hồ xa xỉ đầu tiên họ sở hữu”.
Chưa dừng lại ở đó, nhằm tập trung mở các cửa hàng độc lập mang dấu ấn riêng trên toàn thế giới, từ khi nắm quyền quản lý TAG Heuer, vị CEO trẻ tuổi này đã cắt giảm số lượng điểm bán hàng của hãng đồng hồ từ 4.000 điểm xuống còn khoảng 2.500 điểm.
Đây cũng là chiến lược mà LVMH đã áp dụng với các cửa hàng của mình: kiểm soát chặt chẽ số lượng cửa hàng để đảm bảo giá trị thương hiệu và kinh doanh một cách bài bản, chỉn chu.
Được biết, gia đình nhà Arnault rất quan tâm đến Trung Quốc khi quốc gia này là một trong những thị trường tiêu thụ xa xỉ phẩm chính toàn cầu, Frédéric cũng không phải ngoại lệ.
Vị CEO cho biết doanh số bán hàng tại Trung Quốc chưa đạt 10% doanh số bán hàng của hãng. Thế nhưng, nhà điều hành trẻ tuổi vẫn mong muốn tăng các cửa hàng riêng độc quyền bán sản phẩm của TAG Heuer ở Trung Quốc, dự kiến sẽ mở ít nhất 5 cửa hàng tại quốc gia này mỗi năm, dù có phải đóng bớt các cửa hàng tại nhiều địa điểm khác.
Ngoài ra, TAG Heuer cũng tích cực chạy các chiến dịch quảng cáo để nâng cao độ nhận diện của thương hiệu.
Tháng trước, đơn vị sản xuất đồng hồ xa xỉ này đã phát hành một bộ phim ngắn dài 5 phút với sự tham gia của diễn viên nổi tiếng Ryan Gosling để quảng bá cho lễ kỷ niệm 60 năm ra đời của mẫu đồng hồ Carrera.
Đoạn phim được đầu tư rất công phu và tỉ mỉ như một bộ phim hành động ngắn với những cuộc rượt đuổi bằng ô tô và những cảnh hành động nguy hiểm đắt giá.
TAG Heuer cũng may mắn được “hưởng sái” tài nguyên từ công ty mẹ, khi LVMH hiện đang có sẵn những hợp đồng thuê cửa hàng tại các vị trí đẹp nhất trong các trung tâm thương mại lớn trên thế giới. Nhờ đó, các cửa hàng của TAG Heuer cũng thuận lợi sở hữu những mặt bằng đẹp, tiếp cận trực tiếp với các nhóm khách hàng tiềm năng.
Không chỉ dừng lại ở địa điểm gian hàng, phương thức này cũng được áp dụng với các trang quảng cáo trên nhiều tạp chí lớn. Công ty mẹ LVMH sẽ mua không gian quảng cáo chung cho toàn bộ các thương hiệu của mình và các công ty con sẽ được phép xuất hiện tại những vị trí đẹp nhất trên nhiều tạp chí hàng đầu.
Từ đó có thể thấy, mặc dù còn rất trẻ tuổi, song, Frédéric Arnault đang làm rất tốt vai trò của mình. Vị CEO trẻ đang từng bước chứng minh bản thân không hề thua kém các anh chị em khác trong cuộc đua giành lấy vị trí cao nhất tại LVMH.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.