Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tính tới ngày 17/12, theo chỉ số tỷ phú Bloomberg, tài sản ròng của ông Bernard và gia đình hiện ở mức 163 tỷ USD, vững vàng giữ vị trí người giàu nhất thế giới trong tuần này, sau nhiều lần "giao tranh" với ông chủ Tesla Elon Musk, người đang có khối tài sản 156 tỷ USD.
Đầu tuần trước, Forbes cũng đưa tin 2 vị trí đầu trong danh sách tỷ phú thế giới liên tục thay đổi giữa ông Bernard Arnault và ông Elon Musk, cho thấy sự cạnh tranh gắt gao và sự biến đổi liên tục về tài sản của những người giàu nhất thế giới.
Theo Bloomberg, tính từ đầu năm tới nay, giá trị tài sản ròng của ông Musk đã giảm 114 tỷ USD, là người có khối tài sản giảm nhiều nhất trong số các tỷ phú thế giới, do cổ phiếu Tesla sụt giảm và những lùm xùm của ông Musk quanh thương vụ Twitter.
Trong khi đó, ông chủ LVMH mất khoảng 14 tỷ USD tài sản tính từ đầu năm, chỉ bằng số lẻ trong khối tài sản bị mất của ông Musk.
Sự khác biệt này chủ yếu đến từ hiệu suất cổ phiếu của các công ty mà cặp đôi này sở hữu cổ phần. Trong khi giá cổ phiếu của Tesla (TSLA) đã giảm mạnh 62% tính tới ngày 17/12, thì cổ phiếu LVMH chỉ mất khoảng 5% tính từ đầu năm, giữ được sự ổn định nhờ doanh số bán hàng mạnh mẽ ở Mỹ và châu Âu. LVMH hiện có giá trị thị trường là khoảng 347 tỷ EUR.
Vượt qua Elon Musk để trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới không phải một sự may mắn bất ngờ xảy đến. Bởi lẽ, trước Elon Musk, tỷ phú 73 tuổi người Pháp đã từng làm được điều tương tự với ông chủ Amazon Jeff Bezos.
Hồi tháng 5/2021, với khối tài sản ròng 186,3 tỷ USD, ông Bernard cũng đã trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới, đẩy Jeff Bezos xuống vị trí thứ 2 với cách biệt tài sản chỉ 300 triệu USD. Đáng chú ý, chỉ 1 tuần trước đó, ông chủ LVMH là người giàu thứ 3 thế giới sau Jeff Bezos và Elon Musk.
Thời điểm đó, tài sản của ông Arnault tăng mạnh sau khi hãng thời trang xa xỉ Pháp báo cáo doanh thu quý I/2021 tăng 32% lên 14 tỷ EUR, và gia đình vị tỷ phú này đã chi 538 triệu USD để mua thêm cổ phần của thương hiệu LVMH mà ông và gia đình đang nắm quyền kiểm soát.
Trong khi đó, tỷ phú Jeff Bezos đã bán bớt cổ phiếu của Amazon kể từ sau tuyên bố hồi tháng 2/2021 rằng ông sẽ từ chức CEO của tập đoàn thương mại điện tử này.
Nếu như Elon Musk hay Jeff Bezos đều có thời kỳ đỉnh cao, được hỗ trợ bởi sự tăng vọt của cổ phiếu công ty trong một thời gian nhất định, thì sự giàu có của gia đình Arnault được duy trì nhờ những giá trị bền bỉ và vị thế cao của ngành hàng xa xỉ trên thế giới, và hơn hết là tầm nhìn của người đứng đầu Bernard Arnault.
Sinh ra ở Roubaix, miền bắc nước Pháp vào năm 1949, ông Arnault tốt nghiệp trường École Polytechnique danh tiếng, một trường kỹ thuật ở Paris. Ông bắt đầu sự nghiệp của mình tại công ty xây dựng do gia đình sở hữu, Ferret-Savinel, trở thành chủ tịch vào năm 1978 sau những lần thăng chức liên tiếp.
Sáu năm sau, ông nhận được tin chính phủ Pháp đang tìm kiếm một nhà đầu tư mới để tiếp quản Boussac Saint-Freres. Tập đoàn dệt may bị phá sản này sở hữu một tài sản quan trọng: Christian Dior, một hãng thời trang nổi tiếng của Pháp.
Ông Arnault đã mua quyền kiểm soát tập đoàn, đưa nó trở lại hoạt động có lãi và bắt tay vào thực hiện chiến lược phát triển công ty hàng xa xỉ hàng đầu thế giới.
Bernard Arnault đã mua cổ phần kiểm soát của LVMH vào năm 1989, hai năm sau khi tập đoàn này được thành lập bởi sự hợp nhất của Louis Vuitton và Moët Hennessy. Ông đã là chủ tịch và giám đốc điều hành của công ty kể từ đó, biến LVMH thành tập đoàn xa xỉ lớn nhất thế giới và tự đặt cho mình một biệt danh oai hùng: "con sói khoác áo cashmere".
Mặc dù cái tên Bernard Arnault có thể không phổ biến với nhiều người, nhưng những thương hiệu mà ông đã góp phần phát triển, từ Christian Dior đến Dom Pérignon, đã trở thành những cái tên quen thuộc với công chúng. Có thể nói, khi nói đến thế giới hàng xa xỉ, không ai thành công hơn Bernard Arnault.
Trong ba thập kỷ qua, ông Arnault đã biến LVMH thành một cường quốc hàng xa xỉ với 75 nhãn hiệu bán rượu vang, rượu mạnh, thời trang, đồ da, nước hoa, mỹ phẩm, đồng hồ, trang sức, du lịch sang trọng và lưu trú khách sạn. Ông mở cửa hàng Louis Vuitton đầu tiên của Trung Quốc tại Bắc Kinh vào năm 1992.
Tháng 1/2021, tập đoàn này đã hoàn tất việc mua lại công ty kim hoàn nổi tiếng của Mỹ Tiffany & Co trị giá 15,8 tỷ USD, đây là thương vụ mua lại lớn nhất từ trước đến nay của ngành công nghiệp xa xỉ.
Tỷ phú Pháp Arnault từ lâu đã giữ danh hiệu người giàu nhất châu Âu, nhưng người đàn ông 73 tuổi này không hoạt động cá nhân trên bất kỳ nền tảng truyền thông xã hội lớn nào và giữ cuộc sống kín tiếng hơn nhiều so với các tỷ phú khác.
Ông Arnault đã kết hôn 2 lần và có 5 người con, tất cả đều đang làm việc tại LVMH hoặc một trong những thương hiệu của tập đoàn này, theo Bloomberg.
Tỷ phú người Pháp và vợ hiện tại sống ở Bờ trái Paris, phía nam sông Seine, một khu vực lịch sử bao gồm các khu phố như Khu phố Latinh và St. Germain-des-Prés. Tại nhà của họ, ông Arnault lưu giữ một bộ sưu tập nghệ thuật hiện đại và đương đại của các nghệ sĩ bao gồm Jean-Michel Basquiat, Damien Hirst, Maurizio Cattelan, Andy Warhol và Pablo Picasso.
Gia đình Arnault sở hữu một biệt thự nghỉ dưỡng rộng lớn ở Saint-Tropez hào nhoáng trên bờ biển French Riviera. Ông cũng được cho là đã chi ít nhất 96,4 triệu USD cho các bất động sản dân cư ở Los Angeles trong các khu vực lân cận Beverly Hills, Trousdale Estates và Hollywood Hills.
Không chỉ vậy, ông Bernard được cho là có mối quan hệ gần gũi với nhiều người có ảnh hưởng lớn trên thế giới, ví dụ như nhà sáng lập Apple Steve Jobs, cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, nhà thiết kế huyền thoại Karl Lagerfeld.
Ông Arnault có sự cạnh tranh công khai từ lâu với Francois Pinault, người sáng lập tập đoàn xa xỉ Kering, sở hữu các thương hiệu bao gồm Gucci và Yves St. Laurent. LVMH ban đầu đã cố gắng mua lại phần lớn cổ phần của Gucci vào năm 1999, nhưng cuối cùng ppng Pinault đã giành được thương hiệu này.
Ông chủ LVMH cũng là một người chăm từ thiện cho các hoạt động nghệ thuật và văn hoá thông qua chính tập đoàn của mình. Vào năm 2019, LVMH đã quyên góp 200 triệu EUR (212 triệu USD) để giúp xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà sau một trận hỏa hoạn lớn thiêu rụi nhà thờ Paris.
Cựu giám đốc điều hành của Goldman Sachs, Lloyd Blankfein từng gọi Arnault là "một người hoàn toàn có tầm nhìn".
Xem thêm >> Elon Musk mất ngôi tỷ phú giàu nhất thế giới
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.