Thiếu người 'cầm trịch', ICON4 trượt dốc

Ninh Việt - 18/08/2020 07:45 (GMT+7)

Từng là doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, nhưng mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông khiến kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 (ICON4) lao dốc trong 3 năm gần đây.

VNF
(Ảnh minh họa)

Từ hoạt động kinh doanh thụt lùi...

ICON4 (CC4 - UPCoM) từng là một trong những công ty có hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp). Nhưng sau khi Hancorp thoái vốn dần, không còn là công ty mẹ, cùng với đó là sự xuất hiện của nhóm cổ đông mới, hoạt động của INCO4 bắt đầu đi xuống.

Theo thông báo mới nhất, Hancorp sẽ bán đấu giá toàn bộ gần 4,14 triệu cổ phiếu CC4 còn nắm giữ, tương ứng 25,86% vốn cổ phần của ICON4 với giá khởi điểm 16.100 đồng/cổ phiếu.

Phiên đấu giá dự kiến được tổ chức vào ngày 1/9/2020 tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Nếu bán thành công toàn bộ lượng cổ phiếu CC4 trên, Hancorp sẽ thu về tối thiểu 66,6 tỷ đồng, đồng thời ICON4 cũng chính thức cắt đứt hoàn toàn mối liên hệ với Hancorp sau 25 năm là thành viên trực thuộc của tổng công ty này.

Tiền thân là công trường xây dựng nhà máy phân đạm Hà Bắc và Công ty Kiến trúc Bắc Hà Nội, trải qua nhiều thời kỳ sáp nhập, năm 1995, ICON4 có quyết định của Bộ Xây dựng về trực thuộc và trở thành thành viên chủ lực, đóng góp rất lớn cho sự tăng trưởng của Hancorp trong nhiều năm. Tới năm 2005, ICON4 chuyển đổi sang mô hình cổ phần, và năm 2008, công ty chào bán cổ phiếu ra công chúng.

Ghi nhận từ 2008-2016, tận dụng lợi thế thành viên Hancorp, ICON4 được tham gia thi công khá nhiều công trình lớn, mang lại doanh thu và lợi nhuận đáng kể với mức doanh thu trung bình hàng năm trên 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận trung bình khoảng 17,7 tỷ đồng/năm.

Trong đó, giai đoạn 2010-2014, bất chấp thời điểm thị trường bất động sản - xây dựng gặp nhiều khó khăn, ICON4 vẫn ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhảy vọt và đạt đỉnh hơn 1.506 tỷ đồng vào năm 2013, nhưng lợi nhuận lao dốc, chỉ đạt 100 triệu đồng.

Tuy nhiên, bước sang giai đoạn từ 2017 trở lại đây, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu thụt lùi nhanh chóng (xem bảng 1).

… Tới mâu thuẫn cổ đông

Một trong những nguyên nhân khiến ICON4 đi lùi 3 năm trở lại đây chính là việc biến động trong cơ cấu cổ đông, tạo ra bất đồng giữa các nhóm cổ đông mới.

Cụ thể, trước thời điểm đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường UPCoM (cuối tháng 7/2017), Hancorp đã thoái lui khỏi vị thế công ty mẹ. Trong nhóm cổ đông lớn mới tham gia, đáng chú ý có Taseco, một doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực hàng không nhưng đang có tham vọng nhảy vào mảng kinh doanh bất động sản - xây dựng.

Theo đó, Taseco đã mua vào hơn 6 triệu cổ phiếu CC4, tương ứng 37,6% vốn điều lệ ICON4 trước thời điểm công ty đăng ký giao dịch cổ phiếu trên UPCoM. Trong kế hoạch của mình, Taseco muốn nắm giữ tới 75% vốn điều lệ của ICON4, đồng thời tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2018, ICON4 đã trình cổ đông thông qua chủ trương cho Taseco tăng tỷ lệ sở hữu lên mức tối đa 75% mà không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai.

Tuy nhiên, tờ trình này đã không được thông qua khi có tới 78,1% tổng số cổ phần tham gia biểu quyết không tán thành. Không lâu sau đó, tới cuối 2018, Taseco thông báo thoái toàn bộ số cổ phần CC4 đang nắm giữ.

Tuy nhiên, tham vọng với ICON4 của Taseco vẫn chưa chấm dứt, bởi trước khi Taseco thông báo thoái vốn, ngày 16/11/2018, Taseco Land, một công ty con chuyên về bất động sản của Taseco đã mua 920.636 cổ phiếu CC4 (tỷ lệ 5,75%) và trở thành cổ đông lớn tại ICON4.

Sau đó, đến cuối tháng 11/2018, HĐQT ICON4 tiếp tục có tờ trình xin ĐHĐCĐ thông qua nội dung cho Taseco Land nhận chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông hiện hữu của CC4 để sở hữu lên mức 49% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết mà không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai, nhưng vẫn không được đại hội thông qua.

Đến đầu năm 2019, trong khi Taseco thoái xong hết vốn tại ICON4, thì Taseco Land chỉ mua được thêm gần 2 triệu cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu lên 18% vốn của ICON4 và giữ nguyên tỷ lệ sở hữu cho tới nay (xem bảng 2).

Việc Taseco thất bại trong định hướng chi phối dẫn đến hoạt động kinh doanh của ICON4 bị ảnh hưởng khi các cổ đông có nhiều quan điểm trái chiều nhau.

Điều này được thể hiện rõ trong phiên thảo luận tại ĐHĐCĐ các năm 2018, 2019 liên tục là những cuộc chất vấn nhau giữa các cổ đông mới và chính ban lãnh đạo cũ của ICON4 từ thời Hancorp liên quan đến hoạt động kinh doanh, kiểm toán, thu hồi nợ, thoái vốn ở một số dự án và đặc biệt là tiến độ triển khai chậm chạp của dự án “Nhóm nhà ở Đông Nam đường Tố Hữu”, một dự án trọng điểm mà ICON4 đã ấp ủ từ năm 2008.

Dự án "Nhóm nhà ở Đông Nam đường Tố Hữu" được UBND TP. Hà Nội chấp thuận cho ICON4 làm chủ đầu tư từ năm 2008 với diện tích quy hoạch ban đầu khoảng 90.745m2, sau điều chỉnh lên 91.720 m2, trong đó đất ở thấp tầng (nhà vườn) có tổng diện tích đất khoảng 15.795m2, đất công trình hỗn hợp (ký hiệu: HH) có chức năng nhà ở, dịch vụ công cộng, văn phòng, khách sạn là 12.043m2.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2020 vừa qua, ban lãnh đạo của ICON4 cho biết, công ty không đáp ứng được về năng lực tài chính để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật (Luật Đầu tư, Luật đất đai và Luật Nhà ở), nên mặc dù được chấp thuận làm chủ đầu tư nhưng cho đến nay, công tác hoàn tất thủ tục pháp lý vẫn bế tắc. Thậm chí, việc thực hiện thủ tục này đã được thẩm định tới lần thứ 3 tại các sở, ban ngành của TP. Hà Nội.

Do đó, trong năm nay, ngoài việc tiếp tục hoàn thiện thủ tục pháp lý theo chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội tại Văn bản số 2834/UBND-ĐT ngày 22/6/2018, trước mắt, chủ đầu tư đang xin đề xuất được làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội tại ô đất quy hoạch HH:02A (diện tích 2.726,1 m2), thuộc quỹ đất 20% dự án phải bàn giao lại Thành phố theo cơ chế dự án.

Ngày 15/6/2020, HĐQT ICON4 đã ban hành nghị quyết thông qua tờ trình của tổng giám đốc công ty về việc phê duyệt chủ trương để ký phụ lục số 06, 07 hợp đồng hợp tác đầu tư dự án "Nhóm nhà ở Đông Nam đường Tố Hữu".

Tuy nhiên, đáng lưu ý, vốn góp liên danh nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội này, ICON4 chỉ góp vỏn vẹn 5%, còn Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng NHS (NHS) góp tới 95%.

Ghi nhận từ báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 cho thấy, tính tới cuối 2019, tổng tài sản của ICON4 là hơn 1.023 tỷ đồng, phần lớn nằm trong các khoản phải thu, hàng tồn kho và các loại tài sản cố định, dở dang dài hạn. Tới ngày 31/12/2019, chi phí vốn đầu tư vào dự án "Nhóm nhà ở Đông Nam đường Tố Hữu" của INCO4 là hơn 81 tỷ đồng.

Theo ĐTCK
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

(VNF) - Dự án xây dựng tổ hợp khách sạn cao cấp tiêu chuẩn 5 sao Tam Cốc - Bích Động ở Ninh Bình hiện vẫn dở dang, "đắp chiếu" sau 15 năm xây dựng

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

(VNF) - UBND tỉnh Bình Dương có thể thu về 18.525 tỷ đồng nếu thoái bớt 30,44% cổ phần tại Becamex IDC theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

(VNF) - Theo chuyên gia, vấn đề an toàn thông tin và quản trị rủi ro luôn được tính đến khi xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, một số cách làm chưa đúng đã dẫn tới sự kém hiệu quả dù đã bỏ ra không ít vốn.

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

(VNF) - Theo luật mới, Quảng Ninh sắp tới sẽ có 6 khu vực bị cấm phân lô, bán nền. Trước những quy định mang tính ràng buộc, diễn biến phân khúc đất nền tại đây đang cho thấy có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi lượng tin đăng bán đất nền, đất dự án tăng mạnh.

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/5 cho biết một đường ống dẫn dầu thô có thể được bổ sung vào dự án Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2) đã được lên kế hoạch để vận chuyển khí đốt tới Trung Quốc.

Petrol Sao Đỏ: Hơn 8.000 m2 'đất vàng' thương mại dịch vụ chỉ để trồng cây

Petrol Sao Đỏ: Hơn 8.000 m2 'đất vàng' thương mại dịch vụ chỉ để trồng cây

(VNF) - Được giao đất tại vị trí đắc địa của phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh - Hải Phòng nhưng Công ty Petrol Sao Đỏ “bỏ quên”, chưa đưa đất vào sử dụng. Mặc dù đã được gia hạn thêm 24 tháng từ tháng 8/2022, nhưng đến nay, mảnh đất vẫn chưa được sử dụng đúng mục đích ban đầu.