'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) mới đây đã công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG). HPG bị phạt 112,5 triệu đồng do không đảm bảo cơ cấu, số lượng thành viên HĐQT độc lập. Cụ thể, đến thời điểm tháng 5/2024, Tập đoàn Hoà Phát có 9 thành viên HĐQT nhưng chỉ có 2 thành viên HĐQT độc lập (không đạt tỷ lệ 1/3).
Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra ngày 12/4, Tập đoàn Hoà Phát đã thông qua việc bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với ông Chu Quang Vũ (sinh năm 1963) và ông Đặng Ngọc Khánh (sinh năm 1973).
Trước Tập đoàn Hoà Phát, đã có rất nhiều những tên tuổi “gạo cội” bị UBCKNN “réo tên”, đó là: Công ty CP Traphaco (HoSE: TRA), Công ty CP Vận tải Xăng dầu Vitaco (HoSE: VTO), Công ty CP Gemadept (HoSE: GMD), Tổng Công ty Khí Việt Nam – Công ty CP (PV Gas, HoSE: GAS). Các doanh nghiệp này đều bị áp dựng mức phạt 125 triệu đồng.
Thời điểm bị xử phạt, mặc dù có “cơ cấu vàng” 7 thành viên song HĐQT của Traphaco và Vitaco chỉ có 1 thành viên HĐQT độc lập, còn Vận tải Xăng dầu đường thủy Petrolimex thậm chí bỏ trống vị trí này. Trong khi đó, với quy mô lên tới 10 người (gần đạt mức tối đa), HĐQT của Gemadept chỉ có 1 thành viên HĐQT độc lập.
Kể từ năm 2022, khi UBCKNN bắt đầu áp dụng chế tài đối với các trường hợp không tuân thủ quy định về cơ cấu thành viên HĐQT độc lập, mức phạt thường được đưa ra là 125 triệu đồng.
Theo quy định tại Điều 276 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, số lượng thành viên HĐQT độc lập của công ty niêm yết phải đảm bảo quy định sau:
a) Có tối thiểu 01 thành viên độc lập trong trường hợp công ty có số thành viên HĐQT từ 03 đến 05 thành viên;
b) Có tối thiểu 02 thành viên độc lập trong trường hợp công ty có số thành viên HĐQT từ 06 đến 08 thành viên;
c) Có tối thiểu 03 thành viên độc lập trong trường hợp công ty có số thành viên HĐQT từ 09 đến 11 thành viên.
Việc doanh nghiệp niêm yết không đảm bảo cơ cấu, số lượng thành viên HĐQT độc lập không phải vấn đề mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo Hội Thành viên độc lập HĐQT doanh nghiệp Việt Nam (VNIDA), quy định về thành viên độc lập HĐQT thực ra đã xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2007, nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam tới thực hành quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt, tránh tụt hậu so với các nước trong khu vực. Kể từ đó đến nay, quy định này đã được cải thiện đáng kể và áp dụng rộng rãi đối với các công ty cổ phần chưa đại chúng, công ty đại chúng (bao gồm cả công ty đại chúng niêm yết và công ty đại chúng chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán) và các công ty trong một số lĩnh vực chuyên ngành (ngân hàng, bảo hiểm và quản lý quỹ).
Cho đến trước năm 2022, UBCKNN chỉ dừng lại ở khuyến khích doanh nghiệp tự giác tuân thủ, chứ chưa áp dụng các chế tài xử phạt.
Tuy nhiên, theo Báo cáo khảo sát thành viên độc lập HĐQT tại các công ty đại chúng ở Việt Nam năm 2023, sau 1 năm siết chặt quản lý, nhiều công ty vẫn không có thành viên độc lập HĐQT hoặc có nhưng với số lượng thấp hơn so với yêu cầu luật định, thường chỉ để đáp ứng yêu cầu về số lượng tối thiểu. Thậm chí, không ít trong số đó là các công ty quy mô lớn, có điều kiện về nhiều mặt, nhất là về tài chính.
Xét từ góc độ doanh nghiệp, việc tìm kiếm thành viên độc lập HĐQT gặp phải không ít khó khăn. Thông thường, các doanh nghiệp có xu hướng chọn thành viên HĐQT là những cá nhân có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động chính của công ty, để đảm bảo rằng họ thực sự am hiểu và có thể làm việc vì lợi ích cho cổ đông.
Thực tế, đối với các doanh nghiệp đầu ngành như Tập đoàn Hoà Phát, bản thân các thành viên HĐQT nội bộ lại là những người am hiểu thực tế nhất trong ngành. Điều này khiến sự lựa chọn của doanh nghiệp bị thu hẹp khá nhiều.
Chưa kể, thị trường Việt Nam hiện nay đang thiếu trầm trọng nguồn cung các cá nhân “hành nghề” thành viên HĐQT độc lập chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng, những khó khăn trong việc tìm kiếm thành viên HĐQT độc lập không chỉ nằm ở việc không có người đáp ứng yêu cầu, không có người giỏi để hoàn thiện mảnh ghép còn thiếu cho HĐQT, mà còn nằm ở chính nhận thức và ý chí của thành viên HĐQT là cổ đông nội bộ.
Thực tế, không thiếu các trường hợp doanh nghiệp chấp nhận bị phạt chứ không muốn có thành viên HĐQT độc lập. Điều này phản ánh tâm lý chung của của các “ông chủ” doanh nghiệp, đó là muốn đóng vai trò quan trọng chi phối thay vì sự ảnh hưởng, đóng góp đúng mức của các thành viên HĐQT theo thông lệ tốt nhất về quản trị công ty.
Theo luật, HĐQT sẽ bao gồm thành viên được đề cử từ nhóm cổ đông, thành viên điều hành (thuộc Ban Điều hành như Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính…), thành viên không điều hành và các thành viên độc lập. Cơ chế biểu quyết đối với nghị quyết HĐQT là mỗi thành viên một quyền tương đương.
Về mặt lý thuyết, mỗi nghị quyết HĐQT đều là quyết định mang tính tập thể, trong đó toàn bộ thành viên chịu trách nhiệm như nhau và được biểu quyết dựa trên kỳ vọng về lợi ích của doanh nghiệp, của các cổ đông. Tuy nhiên, thực tiễn minh chứng, thành viên HĐQT sẽ biểu quyết những gì có lợi cho cá nhân mình hoặc nhóm cổ đông mà họ đại diện. Điều này sẽ làm nảy sinh nhiều quyết định mang tính cục bộ chứ không chỉ hoàn toàn vì lợi ích chung cuộc cho doanh nghiệp.
Duy nhất các thành viên HĐQT độc lập – vốn không có quan hệ lợi ích với doanh nghiệp, không bị chi phối bởi lợi ích cổ đông cục bộ hay ảnh hưởng bởi trách nhiệm điều hành, sẽ công tâm hơn trong việc đưa ra quyết định hoặc tham gia biểu quyết. Đây cũng chính là lý do pháp luật quy định số lượng thành viên độc lập trong HĐQT của doanh nghiệp niêm yết tối thiểu là 1/3, nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của toàn doanh nghiệp và của tất cả các cổ đông.
Mặt khác, các thành viên độc lập HĐQT còn có thể cùng thành viên không điều hành đóng góp ý kiến phản biện trong các quyết sách của HĐQT để đảm bảo tính khách quan, đa chiều, thúc đẩy sự công bằng, minh bạch trong hoạt động quản trị của doanh nghiệp. Các thành viên HĐQT độc lập, vốn đến từ bên ngoài, cũng có thể mang tới nhiều thông tin hơn về thị trường, môi trường kinh doanh để đưa ra những phân tích, nhận định sáng suốt hơn, giúp HĐQT có thêm góc nhìn để đưa ra các quyết định đúng đắn mà không bị lệ thuộc vào tiền lệ.
Tuy nhiên, chính những yếu tố này cũng là điều các thành viên còn lại của HĐQT quan ngại. Nó có thể khiến các thành viên đại diện cho cổ đông lớn, các “ông chủ” doanh nghiệp rơi vào vị thế “bị động” khi áp đặt “quyền lực” vào các quyết định về giao dịch với các bên liên quan (khi các thành viên HĐQT hoặc cổ đông có liên quan không được tham gia biểu quyết). Thậm chí, nó có thể trở thành vấn đề khiến “ông chủ” doanh nghiệp niêm yết phải “đau đầu” trong việc kiểm soát “quyền lực” theo ý chí của cổ đông lớn.
Thực tế, những nỗi lo kể trên không phải là không có cơ sở. Cuộc chiến “vương quyền” tại Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HoSE: HBC) là một ví dụ. Việc các thành viên HĐQT độc lập “nổi dậy”, dù rằng rất hãn hữu trong môi trường kinh doanh Việt Nam, song ít nhiều cũng khiến các “ông chủ” chi phối thận trọng hơn trong việc tìm kiếm thành viên HĐQT độc lập, thậm chí nảy sinh tâm lý e ngại khi tiếp nhận những nhân tố mới, tích cực trong HĐQT.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.