Thoái vốn, cổ phần hóa EVN: Vướng vì quá 'lắm mối' tham gia

Thanh Nguyễn - 15/09/2019 10:56 (GMT+7)

Có nhiều lý do dẫn đến một doanh nghiệp nhà nước chậm triển khai cổ phần hóa (CPH), thoái vốn và với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng vậy. Theo EVN, tình trạng các cơ quan có thẩm quyền chậm xem xét, phê duyệt nội dung liên quan đến công tác CPH, thoái vốn hay việc nhiều cơ quan, bộ, ngành có ý kiến tham gia vào quá trình này được nhìn nhận là nguyên nhân mấu chốt gây khó khăn, vướng mắc cho quá trình CPH, thoái vốn của EVN theo đúng tiến độ.

VNF
EVN sẽ cơ bản hoàn thành mục tiêu thoái vốn ngay trong năm 2019. Ảnh: Nguyễn Thanh.

Hoàn thành thoái vốn trong 2019

Ông Nguyễn Xuân Nam - Phó Tổng giám đốc EVN cho biết: Trong giai đoạn 2011-2015, EVN đã hoàn thành toàn bộ mục tiêu, nhiệm vụ tái cơ cấu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tập đoàn hoàn thành thoái vốn tại 100% doanh nghiệp (DN) không liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính của EVN. Ngoài ra, EVN hoàn thành giảm vốn tại Công ty Tài chính CP Điện lực (EVNFinance) theo đúng quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó thu về hơn 2.044 tỷ đồng, thặng dư vốn 64 tỷ đồng, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư của EVN.

Bên cạnh đó, EVN cũng đã hoàn thành sắp xếp, tổ chức lại các DN trong Tập đoàn theo hướng chuyên môn hoá trong các khâu sản xuất điện, tập trung hoạt động trong lĩnh vực ngành, nghề kinh doanh chính và có liên quan của EVN.

Bước sang giai đoạn 2016-2020, theo ông Nam, EVN đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong công tác CPH, thoái vốn. Cụ thể, EVN hoàn thành việc chuyển Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO 3) sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần từ ngày 1/10/2018. Ngay sau đó, cổ phần của EVNGENCO 3 (mã chứng khoán PGV) đã được giao dịch trên sàn chứng khoán UpCom.

EVN cũng đã hoàn thành thoái, giảm vốn tại 2 DN trong tổng số 6 DN thuộc diện thoái vốn theo Quyết định số 852/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu DN thuộc EVN giai đoạn 2017-2020 của Thủ tướng, thu về hơn 296 tỷ đồng, thặng dư vốn gần 63 tỷ đồng.

Mới đây nhất, ngay ngày 23/8/2019, 16,25 triệu cổ phần trong tổng số 18,75 triệu cổ phần của EVNFinance do EVN sở hữu đã được đấu giá thành công. Với mức giá cho mỗi cổ phần là 13.480 đồng, EVN đã thu về 219,05 tỷ đồng. Như vậy, hiện EVN chỉ còn nắm giữ 2,5 triệu cổ phần tại EVNFinance, tương đương 1% vốn điều lệ tại công ty này.

Về kế hoạch trong thời gian tới, ông Nam chia sẻ: EVN đang tích cực triển khai thoái vốn tại các DN còn lại, với mục tiêu sẽ cơ bản hoàn thành công tác thoái vốn trong năm 2019. Bên cạnh đó, tất cả các DN thành viên, DN liên kết trong Tập đoàn đáp ứng đủ điều kiện đều đã đăng ký niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán và có vốn hóa thị trường cao hơn nhiều so với giá trị vốn đầu tư của chủ sở hữu.

"Lắm mối" nên vướng mắc

Nhìn nhận lại quá trình CPH, thoái vốn DN, theo EVN, Tập đoàn đã chủ động có các văn bản báo cáo, trình bày cơ quan thẩm quyền xem xét, phê duyệt các nội dung liên quan đến công tác CPH, thoái vốn.

Trong báo cáo về tình hình triển khai công tác sắp xếp, đổi mới DN, CPH và thoái vốn gửi Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN giữa tháng 5 vừa qua, EVN nêu rõ: "Khó khăn, vướng mắc là nhiều nội dung vẫn đang được Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành xem xét, chưa có ý kiến chỉ đạo để EVN triển khai thực hiện tiếp.

Cụ thể, với công tác thoái vốn, trong các phương án và lộ trình thoái vốn tại 5 Công ty cổ phần mà EVN trình Ủy ban quản lý vốn nhà nước từ tháng 10/2018, có 3 phương án đã hết hiệu lực chứng thư thẩm định giá gồm: EVNFinance, Công ty CP Phong điện Thuận Bình (TBW) và Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh-CTCP (EEMC). Điều này đồng nghĩa với việc EVN sẽ phải thuê tư vấn thẩm định giá lần hai, do vậy sẽ kéo dài thời gian và phát sinh thêm chi phí, thủ tục thực hiện thoái vốn".

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, có nhiều đầu mối tham gia, cho ý kiến (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN, Văn phòng Chính phủ) do còn có cách hiểu khác nhau về các văn bản quy phạm pháp luật và quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

EVN cũng không quên nhắc tới yếu tố: "Việc nghiên cứu, giải quyết của các bộ, ngành, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN mất nhiều thời gian. Thông thường, cần hơn 1 tháng để có ý kiến, thậm chí có phương án thoái vốn gần 5 tháng chưa có ý kiến chỉ đạo dẫn đến EVN mất cơ hội khi thị trường chứng khoán khởi sắc, mất thêm thời gian, chi phí định giá cổ phần".

Riêng về công tác CPH, EVN đã có sự phân tích từng trường hợp. Cụ thể như, công tác CPH Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO 2) có nguy cơ chậm tiến độ do chưa được Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN thông qua kế hoạch CPH, phê duyệt dự toán chi phí CPH và đặc biệt là chưa lựa chọn tư vấn xác định giá trị DN.

Nếu không có các công văn, quyết định phê duyệt, chỉ đạo theo thẩm quyền thì trước mắt việc công bố giá trị DN EVNGENCO 2 rất khó đáp ứng được thời gian theo yêu cầu. Bên cạnh đó, công tác CPH Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO 1) và hồ sơ quyết toán CPH EVNGENCO 3 đang chờ ý kiến của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN và Thủ tướng Chính phủ.

Với những vấn đề trên, EVN kiến nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN xem xét, có ý kiến chỉ đạo EVN về quyết toán CPH EVNGENCO 3; đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc điều chỉnh thời điểm xác định giá trị DN để CPH Công ty mẹ-EVNGENCO 1 (dự kiến 0h ngày 1/1/2020) và phê duyệt việc chuyển giao Chủ đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng từ EVN sang EVNGENCO 1 sau khi dự án hoàn thành, vận hành thương mại; xem xét, có ý kiến về phương án sắp xếp, xử lý nhà đất của EVNGENCO 1 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

EVN cũng khiến nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN xem xét, phê duyệt kế hoạch tiến độ CPH EVNGENCO 2; sớm có văn bản gửi Kiểm toán Nhà nước về việc đăng ký Kế hoạch kiểm toán kết quả xác định giá trị DN để CPH Công ty mẹ-EVNGENCO 2.

Theo Hải quan
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Dự kiến nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội đến TP. HCM vào 30/6/2025'

'Dự kiến nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội đến TP. HCM vào 30/6/2025'

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

(VNF) - Tại dự thảo thông tư mới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng.

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

(VNF) Theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước đã nhận thức được những rủi ro của mô hình chấm điểm tín dụng và đang trong quá trình hoàn thiện các quy định để đưa ra cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, nhằm cân bằng giữa việc khuyến khích đổi mới sáng tạo và bảo vệ người tiêu dùng cũng như ổn định thị trường.

Tình thế quẩn quanh của Long Giang Land

Tình thế quẩn quanh của Long Giang Land

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang (Long Giang Land, HoSE: LGL) đã có quý lỗ thứ 2 liên tiếp. Trong khi đó, nhiều vấn đề của công ty vẫn chưa tìm thấy lối ra.

Hoa Sen: Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh, thu về thêm 318,9 tỷ đồng

Hoa Sen: Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh, thu về thêm 318,9 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý II đạt 318,8 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Sau 6 tháng, Hoa Sen thực hiện 84% kế hoạch lợi nhuận.

Đánh cược vào HNG, Tỷ phú Trần Bá Dương hứa 2025 sẽ có lãi

Đánh cược vào HNG, Tỷ phú Trần Bá Dương hứa 2025 sẽ có lãi

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương cho biết ông và Thaco chỉ nắm giữ vài chục phần trăm cổ phần tại HNG nhưng đang đánh cược rất nhiều vào doanh nghiệp này. Ban lãnh đạo HNG sẽ cố gắng tránh việc huỷ niêm yết cổ phiếu, tuy nhiên nếu phải huỷ niêm yết, doanh nghiệp sẽ thực hiện công bố thông tin minh bạch và trở lại sàn HoSE ngay khi đủ điều kiện.

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HoSE: TCH) đã kết lại năm tài chính 2023 với kết quả kinh doanh vượt trội, vượt xa kế hoạch năm đề ra.

LDG có quý âm doanh thu thứ 3 và lỗ quý thứ 6 liên tiếp

LDG có quý âm doanh thu thứ 3 và lỗ quý thứ 6 liên tiếp

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư LDG (HoSE: LDG) đã có thêm 1 quý kinh doanh bết bát, cho thấy doanh nghiệp vẫn đang trong trạng thái lao dốc không phanh.

Đại hội Berkshire Hathaway: Lộ diện người kế thừa đế chế của Warren Buffett

Đại hội Berkshire Hathaway: Lộ diện người kế thừa đế chế của Warren Buffett

(VNF) - Ngày 5/4 (giờ Mỹ), "đế chế" Berkshire Hathaway sẽ công bố báo cáo hoạt động quý I/2024 và tổ chức đại hội cổ đông. Đây là cơ hội duy nhất mỗi năm để các cổ đông đặt câu hỏi cho "nhà tiên tri xứ Omaha" Warren Buffett và các cấp phó của ông về hoạt động kinh doanh của công ty.

Mua bảo hiểm lãi cao hơn ngân hàng, mức sinh lời đến 6.5%

Mua bảo hiểm lãi cao hơn ngân hàng, mức sinh lời đến 6.5%

(VNF) - Đây là mức lãi suất người tham gia bảo hiểm được nhận tuỳ thuộc vào kết qủa kinh doanh của các quỹ liên kết chung của các công ty bảo hiểm nhân thọ. Mức ghi nhận chi trả trong những năm gần đây thường từ 5 - 6%, nhiều thời điểm “cao hơn” mức lãi suất ngân hàng hiện hành.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.