'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Mới đây, Phó chủ tịch UBND thành phố Nam Định Trần Huy Thành đã ký ban hành quyết định số 8130 ngày 1/11/2021 về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của "Gói thầu xây dựng khu đô thị mới phía Nam sông Đào, thành phố Nam Định (giai đoạn II)", thuộc dự án cùng tên.
Theo đó, UBND thành phố đã lựa chọn Công ty Cổ phần Xây dựng Nasaco (viết tắt là Công ty Nasaco) là nhà thầu thực hiện gói thầu có giá lên tới 269,2 tỷ đồng này. Nguồn vốn được lấy từ vốn bán đấu giá quyền sử dụng đất tại các khu đô thị, tái định cư trên địa bàn do UBND thành phố làm chủ đầu tư và các nguồn vốn hợp pháp khác. Hợp đồng được triển khai trong thời gian 14 tháng, loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.
Đáng chú ý ở chỗ, Công ty Nasaco đã trúng thầu độc lập với giá 267,5 tỷ đồng, tiết kiệm cho nguồn vốn 1,7 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ giảm giá chỉ 0,6%. Đây là con số quá ít ỏi cho một gói thầu xây dựng. Càng đặc biệt hơn, đó không phải là lần đầu tiên Công ty Nasaco dành thắng lợi ngọt ngào trên địa bàn tỉnh Nam Định, vùng đất quê hương của "ông trùm đấu thầu" này.
Ví dụ trong quý III vừa rồi, Công ty Nasaco đã liên tiếp trúng 3 gói thầu xây dựng, cải tạo nâng cấp các tuyến đường thuộc địa phận huyện Vụ Bản (Tân Khánh - Liên Bảo, Khả Chính - Bối Xuyên kéo dài và các tuyến đường trục xã Hợp Hưng) với tổng giá trúng thầu xấp xỉ 176 tỷ đồng, thấp hơn khoảng 170 triệu đồng so với tổng giá trị gói thầu. Như vậy, với vai trò là bên mời thầu của cả 3 gói thầu trên, UBND huyện Vụ Bản chỉ giảm tải cho nguồn vốn vỏn vẹn 0,01% số tiền dự chi, một tỷ lệ mang tính... tượng trưng.
Kịch bản này giữa Công ty Nasaco và UBND huyện Vụ Bản đã diễn ra từ năm 2018, ở "Gói thầu xây dựng hạ tầng và xây dựng mới tuyến cáp ngầm 35KV, đường dây trung thế hạ thế, trạm biến áp" có giá 85,1 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn đấu giá quỹ đất tại khu dân cư tập trung Thành Lợi, huyện Vụ Bản.
Công ty Nasaco khi ấy cũng nhanh chóng trở thành nhà thầu thực hiện độc lập, cho dù giá trúng thầu lên tới 84,9 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ tiết kiệm "siêu thấp" với hơn 240 triệu đồng.
Mối quan hệ giữa hai đối tác này cứ như vậy tiếp diễn qua các hợp đồng như "Gói thầu thi công xây dựng công trình Cải tạo, nâng cấp tuyến đường Cầu Họ - Hạnh Lâm, huyện Vụ Bản" có giá gần 100 tỷ đồng vào năm 2019, cho tới các gói thầu đã đề cập phía trên.
Điểm qua danh mục trúng thầu của Công ty Nasaco thông qua các kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu, tại Nam Định, nhà thầu này đã dành chiến thắng gần một nửa trong tổng số các gói thầu đã trúng từ năm 2015. Suốt hơn 6 năm qua, số lần Công ty Nasaco thua thầu chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nói như vậy để thấy giữa Công ty Nasaco và chính quyền tỉnh Nam Định là có sự thân thiết nhất định. Tuy nhiên, việc Công ty Nasaco trúng nhiều gói thầu giá trị lớn với tỷ lệ giảm giá cực kỳ khiêm tốn đang cho thấy công tác lựa chọn nhà thầu của Nam Định chưa thực sự hiệu quả.
Bởi lẽ, với vai trò là bên mời thầu, các đơn vị của tỉnh bên cạnh việc lựa chọn nhà thầu có năng lực chuyên môn cao, cũng cần thực hiện nghiêm túc trách nhiệm tiết giảm tối đa nguồn kinh phí đầu tư, giảm tải gánh nặng cho ngân sách địa phương, ngân sách nhà nước
Tiết kiệm nguồn vốn vừa tránh gây thất thoát, lãng phí ngân sách mà còn để tránh phát sinh tiêu cực, tránh xảy ra hoạt động móc nối giữa nhà thầu và đơn vị mời thầu, qua đó gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình khi đưa vào sử dụng...
Trở lại với Công ty Nasaco, ngoài tỉnh Nam Định, nhà thầu cũng đã mở rộng thị phần tới khu vực phía Nam và tỏ ra "bén duyên" nhất với các gói thầu xây lắp, xây dựng công trình cầu đường từ các Khu quản lý giao thông đô thị số 2, số 3, số 4 thuộc Sở Giao thông vận tải TP. HCM.
Công ty Cổ phần Xây dựng Nasaco tiền thân là Công ty Cổ phần Xây dựng Tasco, thành lập vào ngày 16/7/2009. Doanh nghiệp có vốn sáng lập 5 tỷ đồng, trong đó "trùm BOT" đang niêm yết trên sàn là Công ty Cổ phần Tasco (HUT) sở hữu 51% vốn.
Nasaco thoát bóng Tasco từ năm 2014, sau khi HĐQT doanh nghiệp hoàn tất đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược, nâng vốn từ 5 tỷ đồng lên 15 tỷ đồng. Trong đó, 3 cá nhân được quyền mua lô cổ phiếu này là chủ tịch HĐQT Phạm Đăng Khuê (1976), thành viên HĐQT Phạm Huy Hoàng (1972) và ông Cao Văn Hưng (1973).
Tỷ lệ sở hữu thay đổi, Tasco đã không còn hợp nhất kết quả kinh doanh của Công ty Nasaco, thế nhưng dường như sự hiện diện của "trùm BOT" sau đó vẫn chưa bị lu mờ. Bởi lẽ tại thời điểm Nasaco có quyết định thông qua phương án chào bán cổ phiếu (28/6/2014), ông Cao Văn Hưng mới chỉ rời vị trí tổng giám đốc Công ty Tasco có hơn 1 tháng, sau nhiều năm đảm nhiệm. Đồng thời ông Phạm Huy Hoàng khi ấy vẫn là trưởng ban kiểm soát của Tasco, mãi cho tới năm 2017 mới được miễn nhiệm.
Trong khi đó, được biết ông Cao Văn Hưng cũng là một trong số cổ đông sáng lập của Công ty Cổ phần Tasco Thành Công - công ty con khác Tasco nắm giữ 51% vốn. Số cổ phần còn lại thuộc sở hữu của các "sếp" Tasco như ông Phạm Quang Dũng, bà Trần Thị Thanh Tân, ông Phạm Văn Lương...
Đến ngày 6/2/2015, ông Cao Văn Hưng chính thức nhận chiếc ghế chủ tịch HĐQT Công ty Nasaco từ ông Phạm Đăng Khuê, tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật cho tới thời điểm hiện tại. Cũng kể từ đó, Công ty Nasaco bắt đầu hành trình vươn lên thành nhà thầu tiếng tăm của tỉnh Nam Định nhờ việc trúng hàng loạt gói thầu như đã đề cập ở phần trước.
Về kết quả kinh doanh, thông tin mà VietnamFinance thu thập được cho thấy, doanh thu thuần của Công ty Nasaco (công ty mẹ) giai đoạn 5 năm gần đây khá tốt, lần lượt đạt mức 271,3 tỷ đồng, 295,7 tỷ đồng, 347,9 tỷ đồng, 352,2 tỷ đồng và 296,2 tỷ đồng.
Khấu trừ chi phí và thuế, doanh nghiệp lãi ròng tương ứng trong năm 2016-2020 là 4 tỷ đồng, 4,4 tỷ đồng, 4,6 tỷ đồng, 4,9 tỷ đồng và 5,6 tỷ đồng. Bình quân biên lãi thuần cả giai đoạn là 1,5%, khá "đuối" so với mức trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành trên sàn chứng khoán.
Nợ phải trả của Nasaco tính đến cuối năm 2020 là 282,7 tỷ đồng, cao hơn gấp 6 lần vốn chủ sở hữu (47,1 tỷ đồng). Đây là hệ số rất cao, cho dù ngành xây dựng là ngành thâm dụng vốn. Ngoài ra, phần lớn tài sản là nợ (85,7%) đã phản ảnh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp là khá thấp.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.