'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong báo cáo tài chính mới nhất của Tasco cho thấy, trong quý II/2021, công ty ghi nhận doanh thu đạt 226,9 tỷ đồng, có tăng 28,7% so với cùng kỳ. Mặc dù lợi nhuận gộp đạt 82 tỷ đồng, tăng 14% nhưng con số này chưa đủ đề bù đắp cho khoản chi phí tài chính trong kỳ.
Chi phí lãi vay đè nặng cùng chi phí bán hàng nhiều gấp 12 lần quý II/2020 khiến Tasco ghi nhận lỗ ròng 49 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần cùng kỳ năm trước. Đây là quý thứ 5 lỗ liên tiếp của "ông trùm" BOT này.
Như vậy, lũy kế 6 tháng đầu năm, Tasco ghi nhận doanh thu tăng 34,9% so với cùng kỳ, đạt gần 463 tỷ đồng. Nhưng ở chiều ngược lại, chi phí lãi vay gia tăng mạnh, cộng thêm chi phí hoạt động khiến lợi nhuận sau thuế của Tasco âm hơn 73 tỷ đồng, tăng đột biến so với âm 9,2 tỷ đồng trong 2 quý đầu năm 2020.
Đây là số lỗ đáng báo động khi trong năm 2021, Tasco đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là âm 100 tỷ đồng. Như vậy, chỉ sau nửa năm đơn vị đã chạm ngưỡng 73% "kế hoạch lỗ".
Lý giải về mức lỗ sâu trong năm 2021, Tasco cho biết: "Nguyên nhân lợi nhuận âm do chi phí tài chính và chi phí bán hàng tăng tại Công ty TNHH thu phí tự động VETC - thực hiện dự án xây dựng hệ thống thu phí không dừng và kiểm soát tải trọng xe trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 14 đoạn qua Tây Nguyên".
Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ hơn vào các chỉ số kinh doanh, có thể thấy những nỗ lực cải thiện doanh số đến từ hoạt động thu phí của Tasco có tăng trưởng 35% so với cùng kỳ, đây cũng là hoạt động đóng góp tới hơn 80% doanh thu và lợi nhuận của công ty. Nhưng dường như các chi phí bán hàng và chi phí tài chính đã xói mòn toàn bộ nỗ lực gia tăng lợi nhuận, và kéo theo tình trạng thua lỗ kéo dài.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến tình trạng dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp, hàng loạt các địa phương thực hiện giãn cách xã hội cùng với việc dừng hoàn toàn việc thu phí BOT đã liên tiếp “giáng” thẳng vào các chỉ số kinh doanh khiến “ông trùm BOT” Tasco tiếp tục lỗ sâu.
Theo ghi nhận của VietnamFinance, tính tới ngày 30/6/2021, tổng tài sản của Tasco đạt hơn 9.900 tỷ đồng, giảm 2% so với hồi đầu năm. Trong đó, tài sản chủ yếu là tài sản cố định đạt hơn 6.100 tỷ đồng, chiếm 61,4% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn đạt gần 1.136 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn đạt 785,7 tỷ đồng, chiếm 7,9% tổng tài sản.
Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy khối nợ chi phí lãi vay quá lớn quá lớn đang kéo Tasco chìm trong khủng hoảng. Hiện tại, Tasco đang có tổng nợ vay ngân hàng lên tới con số hơn 5.300 tỷ đồng, chi phí lãi vay trong nửa đầu năm đã lên tới con số hơn 166 tỷ đồng và ước tính sẽ là hơn 330 tỷ cho cả năm 2021.
Trong khi đó, doanh thu nửa năm chỉ đạt 462 tỷ, con số không đủ trả lãi và gốc vay có thể nói là khổng lồ trên. Nếu doanh thu không tăng trưởng đủ để bù đắp thì Tasco có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ lớn trong ngắn hạn.
Để tháo gỡ nút thắt trên, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Tasco từng chia sẻ: Trong tương lai gần Tasco sẽ nhanh chóng xúc tiến việc thu hồi vốn tại các dự án bất động sản, đặc biệt là khu đất Đơn vị ở 1 tại Xuân Phương. Tasco sẽ chọn lĩnh vực hạ tầng, y tế làm động lực chính cho việc phát triển dài hạn và bền vững của công ty trong thời gian tới".
Tuy nhiên, dịch Covid lan rộng, nhiều tỉnh, thành phố áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg khiến nguồn thu phí từ đường bộ của công ty giảm mạnh. Chỉ tính riêng tại Hà Nội, sau hơn 2 tuần giãn cách, lưu lượng qua các BOT đã suy giảm từ 20 - 60%, con số này còn lớn hơn tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận, và thậm chí nhiều trạm BOT phải tạm dừng thu phí theo yêu cầu giãn cách.
Doanh thu của Tasco phần lớn phụ thuộc vào hoạt động thu phí đường bộ, vì thế, dự báo doanh thu tài chính năm 2021 sẽ lỗ sâu nhất trong vài năm trở lại đây.
Tasco của 'ông trùm' BOT Phạm Quang Dũng là công ty hạ tầng hàng đầu trên sàn giao dịch chứng khoán và có nhiều ảnh hưởng tới lĩnh vực hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Bằng các hình thức BOT, BT và BOO, hiện doanh nghiệp này là chủ đầu tư đứng sau hàng loạt các dự án tuyến đường huyết mạch nổi bật như: Dự án Cải tạo nâng cấp QL10, đoạn qua TP. Hải Phòng (BOT), dự án Xây dựng tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến đường 70, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (BT)... Tasco cũng là đơn vị tiên phong trong việc triển khai đầu tư lĩnh vực thu phí trang bị công nghệ tự động không dừng VETC. Hiện tại công ty đã có 79 trạm trên 50 dự án đường giao thông, quốc lộ. Về bất động sản, Tasco đứng đằng sau nhiều dự án đầu tư lớn như: Khu Đô thị Sinh thái phía Tây nam Hà Nội – Foresa Villa; Tòa nhà South Building – khu đô thị Pháp Vân, dự án xây dựng nhà ở cho CBCNV Bộ Ngoại giao… Trong thời gian sắp tới, doanh nghiệp này đang tìm kiếm hướng đi mới tại các dự án khu đô thị mới đồng bộ tại duyên hải Nam Trung Bộ. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.