Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo văn bản, Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.
Các biện pháp hỗ trợ được nêu ra gồm: cơ cấu lại thời hạn trả nợ; căn cứ khả năng tài chính xem xét miễn giảm lãi vay; tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất sau mưa lũ; hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, thủ tục và thực hiện xử lý nợ đối với khách hàng bị thiệt hại về vốn vay theo các quy định hiện hành; vận động cán bộ, nhân viên, người lao động của đơn vị hỗ trợ, chia sẻ khó khăn đồng thời tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại.
Văn bản này cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng thuộc các tỉnh, thành: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng thực hiện ngay một số nội dung công việc để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra tại khu vực miền Trung và Tây nguyên.
Ngân hàng nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành báo cáo kết quả triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ của ngành ngân hàng trên địa bàn, báo cáo vào các ngày 31/10, 15/11 và 30/11.
Dự báo mưa lũ vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ sạt lở đất, lũ quét tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên ở mức cao. Trong hai tuần vừa qua, mưa lũ đặc biệt lớn kéo dài trên diện rộng tại miền Trung và Tây Nguyên. Tình trạng ngập lụt sâu, sạt lở đất, lũ quét đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, mưa lũ từ ngày 6 đến hết ngày 18/10, tại các tỉnh miền Trung đã làm 84 người chết, 38 người mất tích, 52.933 nhà bị ngập (Quảng Trị: 41.878 nhà; Quảng Bình: 11.055), 24.734 nhà bị hư hỏng, sập đổ, 924 ha lúa, 106.616 ha hoa màu bị ngập lụt, thiệt hại, 461.627 con gia súc, gia cầm bị chết hoặc cuốn trôi.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), nhận định trong báo cáo "Tăng cường khả năng chống chịu khu vực ven biển" công bố ngày 22/10, khu vực ven biển Việt Nam ngày càng phải hứng chịu nhiều thiên tai, gây ra những thiệt hại đáng kể về người và kinh tế, tuy nhiên các biện pháp quản lý rủi ro hiện nay là chưa đủ.
Theo WB, các thảm họa thiên nhiên có thể "thổi bay" hàng tỷ USD tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thập kỷ tới nếu không có chiến lược tăng cường khả năng chống chịu mới.
Báo cáo ước tính 12 triệu người ở các tỉnh ven biển đang phải chịu ảnh hưởng từ nguy cơ của các trận bão lũ nặng nề và hơn 35% nhà ở hiện đang nằm ở các khu vực ven biển bị xói mòn.
Trung bình mỗi năm có tới 852 triệu USD - tương đương 0,5% GDP - và 316.000 việc làm trong các lĩnh vực kinh tế chủ chốt bị ảnh hưởng do nguy cơ lũ lụt ven sông và ven biển.
Cụ thể, ngành nông nghiệp trị giá 1 tỷ USD GDP và 1,5 triệu nông dân bị ảnh hưởng trực tiếp do lũ. 1,1 triệu tấn thủy sản có nguy cơ bị ảnh hưởng do lũ hàng năm, tương đương với 935 triệu USD kim ngạch xuất khẩu. Ngành du lịch biển đóng góp 70% GDP du lịch quốc gia, nhưng khu vực ven biển thường phải đối mặt với lũ lụt, nước dâng do bão và sạt lở.
Ngập lụt nghiêm trọng cũng ảnh hưởng trực tiếp tới 26% số bệnh viện công và trạm xá cùng 11% các trường học trong khu vực. Hơn một phần ba lưới điện của Việt Nam được đặt tại các khu vực trong rừng, do đó đứng trước nguy cơ bị hư hỏng khi cây đổ do bão.
Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.000 km. Khu vực ven biển với thiên nhiên trù phú hiện đang mang lại sinh kế cho khoảng 47 triệu người dân, tương đương với một nửa dân số trên cả nước. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của các thảm họa thiên nhiên thường xuyên xảy ra tại Việt Nam.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.