Toàn cảnh khu đất xây MM Mega Market Đà Nẵng trị giá 20 triệu USD
(VNF) - Dự án Trung tâm thương mại MM Mega Market Đà Nẵng có tổng giá trị đầu tư dự án gần 20 triệu USD, với diện tích 19.197m2.
Sáng 19/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên năm 2024.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2024 (VBF 2024) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới (World Bank), Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam tổ chức với chủ đề "Doanh nghiệp FDI tiên phong thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh".
Tại diễn đàn, các hiệp hội tại Việt Nam như Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham), Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ (AmCham), Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản (JCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc (KoCham), Hiệp hội Doanh nghiệp Anh Quốc (BBGV), Đại diện các Thành viên Liên kết (Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã có nhiều ý kiến góp ý về xu hướng dòng vốn và môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Các Hiệp hội đều đánh giá cao những thay đổi tích cực trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam những năm qua cũng như sự hỗ trợ không ngừng cho các doanh nghiệp FDI từ phía Chính phủ bất chấp những thách thức do khó khăn kinh tế toàn cầu đặt ra.
Tuy vậy, bên cạnh những điểm tích cực, đại diện các Hiệp hội cũng đã chỉ ra nhiều điểm bất cập trong quá trình hoạt động, kinh doanh tại nước ta.
Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham) cho biết: “Trong năm 2023, hơn một nửa thành viên đã kinh doanh đạt kế hoạch, thậm chí là tốt hơn kỳ vọng. Tuy nhiên, cũng hơn một nửa thành viên AmCham cảm thấy môi trường kinh doanh tại Việt Nam cần được cải thiện và Việt Nam đang 'không đúng hướng' trong một số lĩnh vực then chốt”.
Một trong những vướng mắc trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam được các Hiệp hội nhắc đến nhiều nhất là sự chậm trễ trong thủ tục phê duyệt và các gánh nặng hành chính tốn thời gian.
Theo khảo sát của JETRO năm 2023, “các thủ tục hành chính phức tạp như cấp giấy phép” được coi là rủi ro lớn nhất tại môi trường đầu tư của Việt Nam đối với các công ty Nhật Bản.
Trong khi đó, các thành viên liên kết của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam cũng thừa nhận thủ tục cấp phép và thời gian để các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xin giấy phép kinh doanh cho các lĩnh vực bao gồm hoạt động bán lẻ, cho thuê thiết bị và thương mại điện tử từ Bộ Công Thương vẫn còn “rất nặng nề và tốn thời gian”.
“Mặc dù Hội đồng cố vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng đã xác định các vấn đề và thực hiện nhiều cải cách khác nhau như đơn giản hóa luật và các quy định, số hóa thủ tục hành chính, nhưng chúng tôi vẫn mong muốn được thấy nhiều nỗ lực hơn nữa để tiếp tục cải cách thủ tục hành chính”, phía JCCI bày tỏ.
Đồng quan điểm, đại diện EuroCham cho rằng Việt Nam nên tận dụng các điều ước quốc tế để đơn giản hóa và lược bỏ quy định giấy tờ nước ngoài cần hợp pháp hóa để sử dụng, như hơn 100 quốc gia khác đã làm.
Bên cạnh đó, chính sách liên quan đến Thuế thu nhập doanh nghiệp và Thuế suất tối thiểu toàn cầu cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp FDI quan tâm.
Theo KoCham, “việc quy định thuế tối thiểu toàn cầu chính thức được áp dụng từ năm 2024 đang gây ra lo ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam về việc các ưu đãi thuế họ được hưởng hiện nay có thể trở nên gần như vô nghĩa”.
AmCham khuyến nghị Chính phủ tiến hành đánh giá kỹ lưỡng về tác động kinh tế xã hội của những thay đổi này trước khi tiến hành trong khoảng thời gian ngắn như vậy.
Năng lượng cũng là yếu tố khiến nhiều doanh nghiệp FDI lo lắng khi quyết định đầu tư tại Việt Nam. Theo đại diện của KoCham, các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp công nghệ cao như bán dẫn, cho hay hiện tượng thiếu điện của Việt Nam là một trong những yếu tố lớn khiến họ chần chừ trong việc đưa ra quyết định đầu tư.
Không chỉ các nhà đầu tư Hàn Quốc, các doanh nghiệp Mỹ cũng thừa nhận sự ổn định của nguồn cung cấp năng lượng và khả năng tiếp cận năng lượng tái tạo ngay lập tức là một trong các nhu cầu chính của tất cả các doanh nghiệp và bất kỳ nhà đầu tư trong tương lai.
“Cơ sở hạ tầng năng lượng không thể được thiết lập trong một sớm một chiều và việc lập kế hoạch cho sự tăng trưởng bền vững của Việt Nam cần phải được thực hiện ngay từ bây giờ”, đại diện AmCham khuyến nghị.
(VNF) - Dự án Trung tâm thương mại MM Mega Market Đà Nẵng có tổng giá trị đầu tư dự án gần 20 triệu USD, với diện tích 19.197m2.