Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Chia sẻ trên trang Facebook cá nhân ngày 5/1, ông Hun Sen lý giải lý do ông không tiêm vaccine của Sinopharm là bởi vaccine này được sử dụng cho người trong độ tuổi từ 18 đến 59, trong khi ông năm nay đã hơn 68 tuổi.
Trước đó, Bộ Y tế Campuchia ngày 4/2 thông báo nước này đã chính thức phê duyệt việc sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa Covid-19 của Sinopharm.
Theo Bộ Y tế Campuchia, khoảng 600.000 liều vaccine Covid-19 do công ty dược Sinopharm chế tạo sẽ được vận chuyển đến Campuchia vào ngày 7/2.
Thủ tướng Campuchia cho hay vaccine sẽ được tiêm miễn phí cho các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao, bao gồm nhân viên y tế, giáo viên, lực lượng vũ trang, lái xe và người thu gom rác, cùng một số nhóm khác.
Ông Hun Sen cũng tuyên bố ông sẽ là người đầu tiên ở Campuchia tiêm vaccine Covid-19 do Trung Quốc tặng tại bệnh viện Calmette ở thủ đô Phnom Penh vào ngày 10/2.
Theo giới chức y tế Trung Quốc, vaccine Sinopharm được phê duyệt "sử dụng có điều kiện" trên thị trường, sau báo cáo hiệu quả 79% trong thử nghiệm lâm sàng.
Dù từng dẫn đầu trong nghiên cứu vaccine Covid-19, song Trung Quốc lại đang bị đánh giá là "chậm chân" hơn các nước phương Tây.
Vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên được đưa vào Danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là của liên doanh Mỹ-Đức Pfizer/BioNTech, trong khi vaccine của Trung Quốc vẫn đang trong quá trình xét duyệt.
Mặc dù vậy, vaccine Trung Quốc vẫn hấp dẫn với nhiều quốc gia vì nó sử dụng virus bất hoạt, không giống như sản phẩm của Pfizer/BioNTech phải bảo quản ở nhiệt độ rất thấp. Điều này giúp vaccine của Sinovac và Sinopharm dễ vận chuyển và phân phối hơn.
Xem thêm >> Thế giới tuần qua: Myanmar đảo chính quân sự, Trung Quốc tố Mỹ 'gây căng thẳng' ở eo biển Đài Loan
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.