Thủ tướng: Chuyển đổi số cần tránh tư duy 'cát cứ thông tin, đánh trống bỏ dùi'

Tuệ Lâm - 08/08/2022 14:44 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tránh mọi tư duy “cát cứ thông tin, số liệu, dữ liệu” trong chuyển đổi số, các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ quản lý dữ liệu được phân công nhưng trên hết đó đều là tài sản quốc gia, tài sản này chỉ được làm giàu thêm khi được liên thông, chia sẻ, xác thực cùng nhau.

VNF
Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Ngày 8/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp thứ ba của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.

Theo báo cáo tại cuộc họp, một số chỉ tiêu trong kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022 đã sớm đạt mục tiêu đề ra như tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử là 100%, đạt mục tiêu đề ra; tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ là 11,27%, vượt mục tiêu đề ra là 7%; tỉ lệ người dân từ 15 tuổi có tài khoản thanh toán là 66%, vượt mục tiêu đề ra là 65%.

Phát biểu tại cuộc họp, bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế. Cụ thể, nhiều lãnh đạo các cấp chưa thực sự quan tâm, quyết liệt chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực cho chuyển đổi số. Trong 27 nhiệm vụ cụ thể giao các bộ, ngành, địa phương tại phiên họp thứ 2 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số thì có 15 nhiệm vụ cơ bản hoàn thành, 12 cần tiếp tục hoàn thành.

Công tác xây dưng thể chế, chính sách để hoàn thiện môi trường pháp lý cho chuyển đổi số còn chậm. Hạ tầng số cần tiếp tục cải thiện mạnh mẽ; tốc độ mạng băng rộng cố định, di động tuy có tăng những vẫn ở mức trung bình khá của thế giới, chưa tạo bước đột phá về hạ tầng phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia triển khai còn chậm. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu còn nhiều hạn chế, vướng mắc, chưa hiệu quả, chưa hình thành một hệ thống liên thông, thông suốt.

Người dân chưa thấy thuận tiện, dễ dùng, chưa được khuyến khích khi tiếp cận, sử dụng dịch vụ công trực tuyến và các nền tảng số. Tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng chưa cao; còn một số dịch vụ công trực tuyến mang tính hình thức, chưa thực chất (người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến năm 2020 chỉ đạt 1,78%, năm 2021 đạt 9,51%; 7 tháng năm 2022 mới đạt gần 18%).

An toàn, an ninh mạng nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức trong bối cảnh tội phạm công nghệ cao diễn biến ngày càng phức tạp. Nhân lực cho chuyển đổi số còn chưa đáp ứng được nhu cầu.

Thiếu cơ chế giám sát triển khai chuyển đổi số; đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ đã đề ra của các bộ, ngành, địa phương chưa toàn diện, kịp thời; chưa đo lường, định lượng những chỉ tiêu đề ra, cũng như xử lý các vướng mắc. Thiếu công cụ hỗ trợ thống kê, phân tích, giám sát tình hình triển khai các dự án đầu tư công nghệ thông tin.

Theo Thủ tướng những kết quả trong công tác chuyển đổi số thời gian qua chỉ mới là kết quả bước đầu và vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết, nhiều việc phải làm phía trước.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu chuyển đổi số phải là công cụ quan trọng trong xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Phát huy tối đa sức mạnh truyền thống văn hóa, trí tuệ con người Việt Nam.

Thủ tướng yêu cầu tránh mọi tư duy “cát cứ thông tin, số liệu, dữ liệu”, các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ quản lý dữ liệu được phân công nhưng trên hết đó đều là tài sản quốc gia, tài sản này chỉ được làm giàu thêm khi được liên thông, chia sẻ, xác thực cùng nhau hướng đến mục tiêu cuối cùng là phục vụ tốt nhất cho nhân dân.

"Phải nghĩ thật, nói thật, làm thật, có hiệu quả thật, người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng thật; nói phải đi đôi với làm, không đánh trống bỏ dùi. Không để hiện tượng dịch vụ công trực tuyến thì nhiều, nhưng người dân sử dụng ít (mới gần 18%), hiệu quả không cao; các nền tảng thì nhiều, cơ sở dữ liệu thì lớn nhưng tính đồng bộ, liên thông lại thấp", Thủ tướng nhấn mạnh.

Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban chỉ đạo chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương khẩn trương, quyết liệt tổ chức triển khai, truyền cảm hứng, tạo ra xu thế, thúc đẩy phong trào để thực hiện chuyển đổi số...

Các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm được phân công tại Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý, vướng mắc phát sinh, không chậm trễ.

Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương lựa chọn và công bố các nền tảng số mà địa phương mình tập trung thúc đẩy trong năm 2022 để giải quyết các vấn đề của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội. 

Bên cạnh đó, cần rà soát, đăng ký, phân bổ nguồn lực cho việc phát triển và triển khai các nền tảng số, đặc biệt là kinh phí cho năm 2023. Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chuyển đổi số; không để chảy máu chất xám hoặc không khai thác hết chất xám của đất nước.

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV. Chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tăng cường, nâng cao năng lực tham mưu và tổ chức thực thi chuyển đổi số từ Trung ương đến địa phương.

Lãnh đạo Chính phủ cũng đề nghị các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghệ thông tin nói riêng phải tham gia tích cực vào chuyển đổi số.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Vận đen đeo bám, VNDIRECT ‘vỡ kế hoạch’ ĐHĐCĐ thường niên 2024

Vận đen đeo bám, VNDIRECT ‘vỡ kế hoạch’ ĐHĐCĐ thường niên 2024

(VNF) - Là đơn vị gần như cuối cùng trong ngành chứng khoán tổ chức ĐHĐCĐ thường niên, song VNDIRECT không thể tiến hành cuộc họp do không đủ túc số.

Công ty liên quan đến Đầu tư tài sản Koji (KPF) báo lỗ hơn 5 tỷ đồng

Công ty liên quan đến Đầu tư tài sản Koji (KPF) báo lỗ hơn 5 tỷ đồng

(VNF) - Công ty TNHH Đầu tư Phúc Hậu và bà Trần Thị Dịu Hòa - người từng là cổ đông lớn của doanh nghiệp này đều ít nhiều có mối liên hệ với Công ty cổ phần Đầu tư tài sản Koji (KPF).

Anh vượt Pháp thành thị trường chứng khoán lớn nhất châu Âu sau 'canh bạc bầu cử' của TT Macron

Anh vượt Pháp thành thị trường chứng khoán lớn nhất châu Âu sau 'canh bạc bầu cử' của TT Macron

(VNF) - Biến động chính trị ở Pháp đã khiến Paris mất vị trí thị trường chứng khoán lớn nhất châu Âu, chỉ chưa đầy 2 năm sau khi giành được ngôi vị đó từ sàn giao dịch chứng khoán London (Vương quốc Anh).

KITA Group sẵn sàng kí kết hợp tác chiến lược phát triển và giới thiệu dự án KITA Capital

KITA Group sẵn sàng kí kết hợp tác chiến lược phát triển và giới thiệu dự án KITA Capital

(VNF) - Với chủ đề “Master Grand - Đại kiện tướng”, lễ ký kết hợp tác chiến lược dự án KITA Capital của KITA Group sẽ diễn ra vào ngày 18/6/2024 tại Lotte Tây Hồ, Hà Nội.

Nghịch lý doanh nghiệp xin được chịu thuế VAT để giảm giá bán

Nghịch lý doanh nghiệp xin được chịu thuế VAT để giảm giá bán

(VNF) - Trong khi các ngành nghề khác xin được giảm thuế thì các doanh nghiệp phân bón lại xin được chịu thuế giá trị gia tăng ở mức 5%.

Lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng để trốn thuế, rửa tiền... bị phạt 100 triệu

Lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng để trốn thuế, rửa tiền... bị phạt 100 triệu

(VNF) - Các đối tượng tội phạm lôi kéo, dụ dỗ học sinh, sinh viên mở tài khoản thanh toán để sử dụng vào các mục đích rửa tiền, trốn thuế, lừa đảo… Việc cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán có thể bị phạt tới 100 triệu đồng.

'Mỹ đi sau Trung Quốc 15 năm trong phát triển năng lượng hạt nhân'

'Mỹ đi sau Trung Quốc 15 năm trong phát triển năng lượng hạt nhân'

(VNF) - Theo một báo cáo mới được công bố, Mỹ đi sau Trung Quốc tới 15 năm trong việc phát triển năng lượng hạt nhân công nghệ cao, do cách tiếp cận công nghệ được nhà nước hậu thuẫn và nguồn tài chính dồi dào của Bắc Kinh mang lại lợi thế cho nước này.

Hà Nội đền bù đất nông nghiệp 252.000 đồng/m2: Dân kêu 'thấp vô cùng'

Hà Nội đền bù đất nông nghiệp 252.000 đồng/m2: Dân kêu 'thấp vô cùng'

(VNF) - Cử tri quận Hoàng Mai vừa có kiến nghị TP. Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000 đồng/m2. Cử tri cho rằng, giá trên chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.

Nhân dân tệ có khả năng ‘gây hỏa hoạn’ khi căng thẳng thương mại gia tăng

Nhân dân tệ có khả năng ‘gây hỏa hoạn’ khi căng thẳng thương mại gia tăng

(VNF) - Trung Quốc đang tìm cách duy trì tăng trưởng trước những hạn chế trong nước và toàn cầu. Đầu tư nội địa và tăng cường xuất khẩu tất nhiên vẫn là chiến lược chính của nước này nhưng điều này cũng có khả năng tiếp tục thổi bùng ngọn lửa bảo hộ ở những nơi khác. Dự kiến ​​quan điểm về giá trị tương đối của đồng nhân dân tệ so với đồng USD và các loại tiền tệ khác sẽ cứng rắn hơn trong thời gian tới.

Cổ phiếu thép 'phi nước đại' sau quyết định điều tra chống bán phá giá của Bộ Công Thương

Cổ phiếu thép 'phi nước đại' sau quyết định điều tra chống bán phá giá của Bộ Công Thương

(VNF) - Sau khi Bộ Công Thương công bố quyết định điều tra chống bán phá giá thép mạ, sắc xanh đã phủ kín nhóm cổ phiếu thép trong phiên giao dịch sáng nay.

Cảnh dang dở tại dự án FLC Lux City Quy Nhơn

Cảnh dang dở tại dự án FLC Lux City Quy Nhơn

(VNF) - Thi công chậm tiến độ, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ theo quy hoạch và đã có dấu hiệu xuống cấp, dự án FLC Lux City Quy Nhơn bị cơ quan chức năng nhiều lần đôn đốc, nhắc nhở nhưng đến nay vẫn trong tình trạng ngổn ngang, chưa biết ngày hoàn thành.