Thủ tướng: Giải quyết yêu cầu, đề xuất của doanh nghiệp trong 2 tuần
Tiểu Vy -
31/05/2025 18:28 (GMT+7)
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải giải quyết xong các yêu cầu, khó khăn, đề xuất của doanh nghiệp trong vòng 2 tuần.
Ngày 31/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc Tọa đàm với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Tọa đàm kết nối trực tuyến đến trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với sự tham dự của hơn 1.000 đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã...để lắng nghe đóng góp, kiến nghị về những chính sách, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới, qua đó khẳng định vị thế, vai trò của kinh tế tư nhân, góp phần quan trọng vào sự phát triển của kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
Phát biểu kết luận tọa đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận các đại biểu với tâm huyết, công sức, kinh nghiệm mang tới không khí rất dân chủ, cởi mở, thẳng thắn, có trao đi đổi lại, có phản biện. Các ý kiến đóng góp "mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười".
Về trách nhiệm của Chính phủ, các bộ ngành, lãnh đạo các địa phương, Thủ tướng yêu cầu thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp để tìm đầu ra cho vướng mắc.
Thủ tướng phát biểu kết luận tọa đàm. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Đề xuất Chính phủ, Thủ tướng gặp gỡ doanh nghiệp hằng quý, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương cũng phải tương tự như vậy, phải gặp gỡ doanh nghiệp thường xuyên, định kỳ hơn để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong ngành mình quản lý. Cùng với đó, phát huy vai trò Cổng pháp luật quốc gia vừa được khai trương.
Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị phải giải quyết xong các yêu cầu, khó khăn, đề xuất của doanh nghiệp trong vòng 2 tuần. "Được hay không được thì phải nói, giải quyết đến đâu thông báo đến đấy chứ không chỉ trong nội bộ, cứ ỉm đi là không được", Thủ tướng nhấn mạnh.
Với các đề xuất, nhất là những sáng kiến, những vấn đề cần có quản lý Nhà nước, xây dựng pháp luật thì các bộ ngành cơ quan lắng nghe, tiếp thu đầy đủ, nếu không tiếp thu phải giải trình.
Về chính sách tiền tệ, Thủ tướng đề nghị ngành ngân hàng cố gắng chia sẻ với doanh nghiệp, doanh nghiệp phát triển thì ngân hàng mới phát triển được.
Về chính sách tài khóa, Thủ tướng cho rằng chính sách thuế, phí, lệ phí khi cần phải làm ngay, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả bởi "khi người mới ốm thì chữa rất đơn giản nhưng để bệnh nặng lên thì vừa mất thời gian, vừa phải thuốc nhiều hơn, chi phí nhiều hơn, nằm viện nhiều hơn, tốn kém nhiều hơn".
Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, các bộ ngành liên quan nhiều tới hoạt động doanh nghiệp như Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, thường xuyên rà soát các chính sách như chính sách tiền tệ, tài khóa, nguyên vật liệu, xây dựng…
"Các doanh nghiệp kiến nghị thì phải giải quyết trong 2 tuần, nhưng chúng ta cũng phải thường xuyên đổi mới, xem doanh nghiệp cần gì, vướng gì thì tích cực, chủ động giải quyết", Thủ tướng nói.
Thủ tướng nhìn nhận, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cần thực hiện đúng vai trò kiến tạo, không sa vào những việc cụ thể.
Theo đó, các cơ quan Nhà nước cần: xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế tư nhân; thiết kế công cụ để kiểm tra, giám sát, tập trung hậu kiểm thay vì tiền kiểm; đánh giá, tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, xây dựng lý luận; thi đua khen thưởng, tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân với quan điểm thương trường là chiến trường thì doanh nhân là chiến sĩ; xử lý các vi phạm một cách kịp thời, chấn chỉnh, không ảnh hưởng tới danh dự của doanh nhân, doanh nghiệp.
Thủ tướng nêu rõ, sẵn sàng tôn vinh các doanh nhân là anh hùng và các danh hiệu khác nếu xứng đáng với sự đóng góp.
Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cũng cần tập trung thực hiện tốt hơn nữa 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục hành chính, giảm thời gian, giảm chi phí tuân thủ, giảm công sức cho người dân và doanh nghiệp.
Đồng thời, theo Thủ tướng, cần phát triển hạ tầng để tạo không gian phát triển mới, các khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ mới, tăng giá trị gia tăng của đất, giảm chi phí đầu vào, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm; đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu về nhân lực của donah nghiệp khi phát triển.
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, Đảng, Nhà nước, các cơ quan trách nhiệm liên quan phải bảo đảm tiếp cận bình đẳng về vốn, tài nguyên, đất đai, nguồn nhân lực, pháp lý, quyền tự do kinh doanh, bình đẳng, quyền tài sản của doanh nghiệp.
Thủ tướng kỳ vọng doanh nghiệp tư nhân trở thành trụ cột kiến tạo
Về các mong muốn với doanh nghiệp, doanh nhân, Thủ tướng nêu rõ doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động đúng luật, đề cao đạo đức kinh doanh, trách nhiệm công dân.
Đồng thời, doanh nghiệp, doanh nhân không ngừng đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, quản trị thông minh, đặc biệt là chuyển giao công nghệ nguồn, công nghệ lõi, doanh nghiệp phải đi đầu, tiên phong, đi trước đón đầu trong lĩnh vực này để mang lại lợi ích quốc gia, dân tộc.
Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp tư nhân chia sẻ, giúp đỡ, hợp tác, kết nối chặt chẽ, hiệu quả hơn với nhau, với các doanh nghiệp FDI, với các doanh nghiệp nhà nước để tạo chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, chuỗi dịch vụ rộng hơn, mang tính cả nước và phạm vi toàn cầu.
Theo người đứng đầu Chính phủ, các hộ kinh doanh phải trở thành doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp lớn trở thành doanh nghiệp toàn cầu, đa quốc gia, có chuỗi cung ứng tòan cầu.
Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân tham gia vào quá trình bảo đảm tiến bộ, công bằng và an sinh xã hội, bảo đảm quyền tiếp cận bình đẳng về tất cả các lĩnh vực mà Đảng, Nhà nước quan tâm, đặc biệt là tiếp cận bình đẳng với hạ tầng, giáo dục, y tế, điện, sóng…,đặc biệt là tích cực tham gia xây dựng nhà ở xã hội và xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước.
(VNF) - Với hơn 87% công đoàn cơ sở xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc và hơn 1 triệu đoàn viên bỏ hoặc giảm hút thuốc, chiến dịch truyền thông của tổ chức Công đoàn đã cho thấy sức mạnh lan tỏa khi được triển khai đồng bộ, sâu rộng.
(VNF) - Việt Nam sẽ thành lập Ban chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết 68. Đây là thông tin quan trọng được đưa ra trong cuộc Tọa đàm với cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp nhằm thúc đẩy triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân của Chính phủ.
(VNF) - Biểu giá bán lẻ điện rút từ 6 xuống còn 5 bậc, cao nhất khoảng 3.967 đồng/kWh. Giá bán lẻ điện được quy định chi tiết cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện.
(VNF) - Bảo Tín Minh Châu bị phát hiện bán vàng với giá cao hơn giá niêm yết và vi phạm một số quy định của pháp luật về hoạt động phòng chống rửa tiền
(VNF) - NHNN đã chuyển thông tin liên quan đến dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự trong việc sử dụng hóa đơn, chứng từ kế toán và thuế tại PNJ sang Bộ Công an để xác minh, điều tra, xử lý theo quy định.
(VNF) - Nestlé Milo bị phản ánh sử dụng cụm từ “được thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng” trên bao bì và quảng cáo, gây tranh cãi về tính trung thực và đúng luật. Bộ Y tế đã vào cuộc, chuyển hồ sơ sang cơ quan công an, trong khi doanh nghiệp khẳng định làm đúng quy định.
(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất đưa cán bộ, công chức có 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ vào diện tinh giản biên chế, theo dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định số 29/2023/NĐ-CP.
(VNF) - Hai đội Việt Nam và Phần Lan đang hoàn tất công tác chuẩn bị tại “trận địa” pháo hoa bên sông Hàn, sẵn sàng khai hỏa mở màn Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025.
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị trong quá trình đàm phán, Mỹ quan tâm điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, có cách tiếp cận cân bằng hơn, hướng tới quan hệ thương mại phát triển bền vững, lành mạnh và ổn định, đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân hai nước.
(VNF) - PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giao thông – Vận tải, Trường ĐH Việt Đức, khẳng định TOD (phát triển đô thị theo hướng giao thông công cộng) là điều bắt buộc nếu muốn phát triển đô thị bền vững.
(VNF) - Tại Tọa đàm “Mở cao tốc cho kinh tế tư nhân” sáng 28/5 do Báo Tiền Phong tổ chức, các đại biểu nhấn mạnh Nghị quyết 68 là bước chuyển từ tư duy quản lý sang phục vụ, mở “cao tốc” thể chế không chỉ cho một vài doanh nghiệp lớn, mà phải rộng mở để số đông cùng đi.
(VNF) - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng quy định thương nhân mới phải đảm bảo dự trữ tối thiểu 1.250 tấn gạo có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị buộc phải “ôm hàng” trong khi chưa có hợp đồng xuất khẩu, gây ra rủi ro tài chính lớn.
(VNF) - Tổng thống Hungary Sulyok Tamás khẳng định Hungary luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng nhất ở Đông Nam Á và mong muốn đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực.
(VNF) - Trước đề xuất tạm dừng Luật Quy hoạch và Luật Đấu thầu, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng phản đối gay gắt, cho rằng nếu không kiểm soát được mà lại dừng luật thì sẽ “hỗn loạn ngay”.
(VNF) - Sau sáp nhập, nhiều xã có thể có tới 60 công an chính quy, trong đó 6–10 người là điều tra viên. Đây là một phần trong đề xuất tăng cường lực lượng điều tra ở cơ sở, nhằm xử lý nhanh, hiệu quả các vụ án ngay từ tuyến đầu.
(VNF) - Sở Y tế Đồng Nai đã chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu vi phạm của mỹ phẩm do Đoàn Di Băng quảng cáo sang Công an tỉnh Đồng Nai để điều tra, làm rõ.
(VNF) - Theo đại biểu Phạm Văn Hoà, trong vụ án Trương Mỹ Lan, thiệt hại ước tính cả triệu tỷ đồng. Số tiền này nếu khắc phục được sẽ có thể đủ xây dựng được 50% tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
(VNF) - Với hơn 87% công đoàn cơ sở xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc và hơn 1 triệu đoàn viên bỏ hoặc giảm hút thuốc, chiến dịch truyền thông của tổ chức Công đoàn đã cho thấy sức mạnh lan tỏa khi được triển khai đồng bộ, sâu rộng.
(VNF) - Ninh Bình – điểm đến gần Hà Nội, nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa đặc sắc. Phố cổ Hoa Lư về đêm là trải nghiệm độc đáo, tái hiện kiến trúc Đại Việt thế kỷ 10, kết hợp không gian truyền thống và hiện đại.