Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Năm 2021, ngành Tài chính đã chủ động điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả ứng phó với dịch covid-19, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân, bảo đảm an sinh xã hội.
Cụ thể, đã giảm, miễn, giãn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất năm 2021 khoảng 119,4 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ cho 120 nghìn doanh nghiệp và 20 nghìn hộ, cá nhân kinh doanh gặp khó khăn do đại dịch.
Thu NSNN năm 2021 đạt 1.563,3 nghìn tỷ đồng, bằng 116,4% dự toán, tăng 3,7% so với năm 2020. Chi NSNN ước đạt 1.879 nghìn tỷ đồng, bằng 111,4% dự toán. Cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được đảm bảo. Ước tính năm 2021 bội chi NSNN dưới 4% GDP.
Bộ Tài chính đã chủ động điều hành, tăng cường quản lý nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh; giám sát chặt chẽ nợ chính quyền địa phương, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ được kiểm soát chặt chẽ.
Năm 2021 tiếp tục là một năm nhiều dấu ấn của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam với xu hướng chung là phục hồi và tăng trưởng. Đến hết ngày 31/12/2021, chỉ số VN-Index đạt 1.498,28 điểm, tăng 35,7% so với cuối năm 2020; quy mô vốn hóa cổ phiếu trên thị trường đạt khoảng 7.729 nghìn tỷ đồng (trên 92% GDP ước thực hiện năm 2021), tăng 46% so với cuối năm 2020; giá trị bình quân giao dịch đạt trên 26 nghìn tỷ đồng/phiên. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã khẳng định vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng đầu tư xã hội.
Ngày 11/12/2021, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam chính thức ra mắt đã đánh dấu cột mốc phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam, thống nhất về mô hình tổ chức, cơ chế, chính sách, tư duy phát triển và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ thị trường.
Thị trường bảo hiểm vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khả quan với tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2021 ước đạt 214,9 nghìn tỷ đồng, tăng 15,59% so với năm 2020. Tổng giá trị tài sản bảo hiểm đạt 710 nghìn tỷ đồng, tăng 23,86%. Đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 577,1 nghìn tỷ đồng, tăng 22,24%. Chi trả quyền lợi bảo hiểm đạt 49,6 nghìn tỷ đồng, tăng 1,68% so năm 2020.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính chủ động trong cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp; quyết liệt triển khai chủ trương xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số và nền kinh tế số, từng bước đưa ứng dụng công nghệ thông tin trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình quản lý và điều hành ngân sách và tài chính…
Năm 2022, Bộ Tài chính xác định mục tiêu, nhiệm vụ tài chính - NSNN là: Huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước để phòng, chống, kiểm soát dịch Covid-19, tận dụng tốt các cơ hội thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội; tiếp tục cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công, bảo đảm vai trò chủ đạo của NSTW, phát huy sự chủ động của các bộ, ngành, địa phương; đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa gắn liền với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp công lập, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, triệt để tiết kiệm chi NSNN.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu ngành tài chính cần tập trung thực hiện tốt 9 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022.
Theo đó, Thủ tướng đề nghị, ngành Tài chính cần bám sát chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết 01- 02/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ; kịp thời tham mưu kịp thời cho Chính phủ ứng phó linh hoạt với các biến động vĩ mô cũng như các biến động trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ nhằm bảo đảm mục tiêu ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát, thực hiện tốt Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với đó, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách tài chính – NSNN, đẩy nhanh xây dựng Chính phủ số.
Đồng thời, tập trung làm tốt công tác quản lý thu NSNN, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thu phát sinh; đẩy mạnh chống thất thu, chuyển giá, trốn lậu thuế.
Tổ chức điều hành chi NSNN năm 2022 chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định; đảm bảo nguồn thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng, tập trung nguồn lực ưu tiên cho phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực cho phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tăng cường quản lý giá, thị trường; thực hiện tốt các giải pháp đảm bảo cung cầu hàng hóa thiết yếu, ổn định giá cả, thị trường nhất là trong các dịp lễ, Tết; phối hợp chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, kiểm soát lạm phát góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Thủ tướng cũng yêu cầu phát triển đồng bộ và nâng cao chất lượng thị trường tài chính, chứng khoán, bảo hiểm mang tính dài hạn, minh bạch và bền vững.
Đặc biệt, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, chống gian lận xuất xứ có hiệu quả.
Ngoài ra, tập trung công tác xây dựng Đảng, quán triệt sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện tinh gọn bộ máy quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính. Tiếp tục chủ động hội nhập, hợp tác tài chính quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.