'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 14/7, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ do thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio và thượng nghị sĩ Dân chủ Jeff Merkley đề xuất.
Thượng viện Mỹ cho rằng hàng hóa sản xuất ở Tân Cương được tạo ra từ lao động cưỡng bức, do đó bị cấm theo Đạo luật Thuế quan năm 1930, trừ khi có chứng nhận khác của cơ quan chức năng Mỹ.
Dự luật này cần phải được Hạ viện Mỹ thông qua trước khi gửi tới Nhà Trắng để Tổng thống Joe Biden ký thành luật.
Hai thượng nghị sĩ Rubio và Merkley hy vọng dự luật này sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ tại Hạ viện.
"Không một công ty Mỹ nào được hưởng lợi từ những vụ lạm dụng này. Không khách hàng Mỹ nào vô tình mua phải những sản phẩm từ lao động nô lệ", thượng nghị sĩ Jeff Merkley nhấn mạnh.
Trước đó, Hạ viện Mỹ hồi tháng 9 năm ngoái đã thông qua một dự luật có tên Luật Chống Lao động Cưỡng bức Duy Ngô Nhĩ. Dự luật này cấm nhập khẩu hàng hóa từ khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương vì nghi ngờ có hành vi sử dụng lao động cưỡng bức tại đây.
Giới nghị sĩ Mỹ khẳng định đây là động thái cần thiết nhằm gia tăng sức ép, buộc Trung Quốc chấm dứt điều mà họ khẳng định là chiến dịch bóc lột sức lao động khiến hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ cùng những dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương bị bắt giam.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó lên tiếng khẳng định rằng các báo cáo về lao động cưỡng bức ở khu vực Tân Cương là "tin đồn thất thiệt do một số người ở Mỹ và phương Tây đưa ra".
Đồng thời bộ này nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để duy trì quyền và lợi ích phát triển của các công ty Trung Quốc.
Ở động thái liên quan mới nhất, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 9/7 đã liệt thêm 23 công ty Trung Quốc vào danh sách đen thương mại, trong đó cáo buộc 14 công ty có liên quan vấn đề nhân quyền ở khu vực Tân Cương.
Trước đó, chính quyền Mỹ ngày 23/6 cũng đưa ra lệnh hạn chế nhập khẩu vật liệu làm pin năng lượng mặt trời của 5 công ty Trung Quốc vì cáo buộc liên quan đến vấn đề cưỡng bức lao động người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác ở Tân Cương.
Từ đầu năm 2017, chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc đưa hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ vào các trung tâm cải tạo. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã phủ nhận cáo buộc này và khẳng định đó là các "trung tâm đào tạo nghề" và người Duy Ngô Nhĩ hoàn toàn tự nguyện vào các trung tâm này. Tuyên bố này không thuyết phục được các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Xem thêm >> Mỹ lại siết ‘vòng kim cô’ với Huawei, ZTE
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.