Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Nhà máy bánh mì Tambov, cách Moscow 400km về phía nam, bỗng trở nên nổi tiếng với cái tên “tiệm bánh không người lái” kể từ khi Nga phát động chiến dịch đặc biệt tại Ukraine. Từng là nơi sản xuất 30 tấn bột mì với 60 loại bánh các loại mỗi ngày, tiệm bánh này nay còn kiêm nhiệm vụ sản xuất máy bay không người lái phục vụ cho quân đội Nga.
Theo kênh truyền hình Russia-1, ông chủ của nhà máy Alexander Rudik đã nhận được yêu cầu trang bị thêm dây chuyền lắp ráp máy bay không người lái từ quân đội Nga vào năm ngoái.
Được biết, các nhân viên kỹ thuật và dây chuyền sản xuất máy bay không người lái của nhà máy Tambov được đặt ở một cơ sở khác. Bên cạnh dây chuyền sản xuất máy bay không người lái, nhà máy còn kết hợp máy in 3D để sản xuất các bộ phận gắn tải trọng như máy ảnh, ăng-ten và hệ thống phóng đạn dược.
Đến nay, nhà máy sản xuất bánh mì này có thể lắp ráp 25 máy bay không người lái quân sự mỗi tháng. Những chiếc máy bay không người lái được sản xuất có tốc độ 65km/h với thời lượng pin 15 phút cho mỗi lần sạc. Giá thành của chúng rơi vào khoảng 450 USD/chiếc.
“Tiệm bánh không người lái” là một trong những minh chứng rõ nét nhất về quá trình quân sự hóa nền kinh tế của Nga sau khi chiến sự Nga – Ukraine nổ ra.
Theo kế hoạch ngân sách được quốc hội Nga thông qua vào ngày 26/10, Nga sẽ tăng chi tiêu quốc phòng thêm gần 70% trong năm 2024, lên 10,8 nghìn tỷ rúp (tương đương 115 tỷ USD). Con số này chiếm gần 1/3 tổng chi tiêu và cao gấp 3 lần chi tiêu quốc phòng vào năm 2021.
Chi tiêu quân sự trong năm 2024, bao gồm chi tiêu cho thiết bị, tiền lương cùng các khoản thanh toán cho gia đình các binh sĩ thiệt mạng trong trận chiến, chiếm 6% GDP và cao hơn gấp 3 lần so với chi tiêu cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe và môi trường cộng lại.
Chi tiêu cho vũ khí, đạn dược và các trang thiết bị quân sự khác đã giúp thúc đẩy nền kinh tế Nga trước các lệnh trừng phạt của phương Tây. Sản xuất công nghiệp dự kiến sẽ tăng trưởng 4% vào năm 2023. Doanh số bán lẻ tại Nga cũng tăng trưởng 2 chữ số.
Tình hình tài chính của chính phủ cũng “tươi sáng” hơn khi trong quý III, thặng dư ngân sách của Nga đạt hơn 660 tỷ rúp. Nga cũng đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP là 2,3% cho năm 2024, cao hơn gấp 2 lần dự báo của IMF.
Tuy nhiên, theo Economist, triển vọng kinh tế sáng lạn của Nga chỉ dựa trên những giả định không chắc chắn. Nga dự kiến rằng doanh thu từ dầu khí sẽ tăng thêm ¼ vào năm 2024, lên 11,5 nghìn tỷ rúp với kỳ vọng dầu thô Brent sẽ đạt trung bình 85 USD/thùng và dầu thô Urals đạt trung bình 70 USD/thùng.
Moscow cũng giả định rằng đồng rúp sẽ có tỷ giá 90 rúp đổi lấy 1 USD vào năm 2024. Tuy nhiên, nếu như giá dầu và đồng rup giảm, mục tiêu tăng trưởng GDP của Nga khó có thể thành hiện thực.
Trong khi đó, tình hình kinh tế hiện tại của Nga khá ảm đạm. Đồng rúp mất giá khiến các mặt hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, đẩy lạm phát lên cao. Điều này đòi hỏi ngân hàng trung ương phải duy trì lãi suất cao ở mức 15%, từ đó kìm hãm đầu tư.
Việc quân sự hóa nền kinh tế làm chuyển hướng các nguồn lực từ giáo dục, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ công khác, đồng thời lấn át đầu tư tư nhân. Mức thuế và lãi suất cao hơn cũng góp phần hạn chế tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. “Nó có thể thúc đẩy tăng trưởng trong ngắn hạn nhưng về lâu dài, nền kinh tế Nga khó có thể trụ vững”, tờ Economist nhận định.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.