'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen hồi cuối tuần trước cho biết khối này đang xem xét tịch thu các tài sản nhà nước bị phong toả của Nga để hỗ trợ công cuộc tái thiết Ukraine.
Theo bà Von der Leyen, tổng giá trị tài sản của Nga hiện đang bị châu Âu phong tỏa là 211 tỷ euro (223,15 tỷ USD). Phần lớn trong số đó đều nằm ở Bỉ, với số tiền lên tới 180 tỷ euro (190,6 tỷ USD) được giữ tại Euroclear, một công ty dịch vụ tài chính có trụ sở tại nước này.
Các tài sản này đã bị đóng băng kể từ tháng 2/2022 khi phương Tây đưa ra một loạt lệnh trừng phạt nhằm làm tê liệt khả năng tài trợ cho chiến sự của Nga tại Ukraine.
Chủ tịch EC cho biết một “đề xuất thực tế” sẽ được đưa ra vào đầu tháng 12. Các bộ trưởng tài chính EU đang xem xét các nguyên tắc làm nền tảng cho cơ chế này.
Thủ tướng Bỉ De Croo hồi tháng 10 cũng cho biết khoản tiền 1,8 tỷ USD được tạo ra từ tài sản Nga bị tịch thu sẽ được bàn giao cho Kiev vào năm tới và được chi cho các hạng mục như thiết bị quân sự, hỗ trợ nhân đạo và nỗ lực tái thiết.
Tuy nhiên, động thái này của EC sẽ phải đối mặt với những thách thức kỹ thuật khi Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo rằng việc khai thác những khoản thu nhập này có thể khuyến khích các ngân hàng trung ương khác từ bỏ tài sản bằng đồng euro của họ, cuối cùng làm suy yếu chính đồng euro, theo Financial Times.
Nhiều nhà lập pháp trong khối đã chỉ ra rằng “không có con đường pháp lý đáng tin cậy nào cho phép tịch thu tài sản bị phong tỏa hoặc tài sản cố định chỉ vì lý do duy nhất là những tài sản này đang chịu các biện pháp hạn chế của EU”. Nói cách khác, hệ thống pháp luật EU chỉ cho phép “đóng băng” tài sản chứ không được sung công.
Theo Reuters, mặc dù có sự đồng thuận chính trị giữa các nhà lãnh đạo châu Âu về việc sử dụng những tài sản bị đóng băng của chính quyền Nga và các tài phiệt người Nga để chi trả cho việc tái thiết Ukraine, châu Âu chưa thể hành động vì phải nghiên cứu tính hợp pháp trong cách khai thác những tài sản này.
Anh và Mỹ, hai nền kinh tế lớn nhất thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7), đều bày tỏ sự ủng hộ đối với ý tưởng của EU.
Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Volodin khẳng định rằng nếu EU thực hiện đề xuất này, phản ứng của Moscow sẽ gây ra nhiều tổn thất kinh tế cho EU hơn là ngược lại.
Theo ông Volodin, Moscow đang chuẩn bị tịch thu tài sản của các quốc gia EU "không thân thiện" để trả đũa nếu khối này thúc đẩy đề xuất tịch thu lợi nhuận từ các tài sản bị đóng băng của Nga.
Viết trên Telegram, ông Volodin gọi kế hoạch của EU là “hành vi trộm cắp tài sản bị đóng băng của đất nước chúng tôi để tiếp tục quân sự hóa Kyiv”.
“Một quyết định như vậy sẽ được đáp trả bằng một phản ứng tương xứng từ phía Nga. Trong trường hợp đó, tài sản bị tịch thu của các quốc gia không thân thiện sẽ lớn hơn nhiều so với số tiền bị đóng băng của chúng tôi ở châu Âu”, nhà lãnh đạo Nga tuyên bố đồng thời khẳng định EU “có nhiều thứ để mất” hơn Nga.
Trước đó, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF) ở Vladivostok hồi tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga đã kiếm được gấp đôi số vàng và dự trữ ngoại hối bị phương Tây đóng băng hồi năm ngoái.
Xem thêm >> Từng bỏ 44 tỷ USD mua Twitter, Elon Musk hiện định giá ở mức 19 tỷ USD
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.