Nước châu Âu vạch 'lằn ranh đỏ' với EU trong trừng phạt Nga
Hải Đăng -
29/10/2023 23:39 (GMT+7)
(VNF) - Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto tuyên bố rằng năng lượng chính là “lằn ranh đỏ” của nước này trong trừng phạt Nga, chính vì vậy nước này sẽ không ủng hộ vòng trừng phạt tiếp theo của Liên minh châu Âu (EU) lên Nga nếu bao gồm các lệnh hạn chế liên quan tới lĩnh vực năng lượng.
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto.
Trả lời phỏng vấn hãng tin RIA Novosti cuối tuần qua, ông Szijjarto khẳng định rằng bất kỳ hạn chế nào đối với năng lượng của Nga sẽ đi ngược lại lợi ích quốc gia của Hungary.
“Tôi có thể nói chắc chắn rằng nếu gói trừng phạt tiếp theo chứa nội dung nào đó mâu thuẫn với lợi ích quốc gia của chúng tôi, chúng tôi sẽ không đồng ý thông qua nó. Lằn ranh đỏ đối với chúng tôi liên quan đến năng lượng, khí đốt, dầu mỏ, năng lượng hạt nhân và bất kỳ khía cạnh nào khác có thể gây tổn hại cho nền kinh tế quốc gia của chúng tôi”, ông Szijjarto nhấn mạnh thêm.
Nhà ngoại giao hàng đầu Hungary cũng nhắc lại những tuyên bố trước đó rằng các biện pháp trừng phạt không hoạt động theo cách mà các nước phương Tây mong đợi và cho biết ông thấy việc theo đuổi chính sách này không có ý nghĩa gì.
“Chính sách trừng phạt đơn giản là không có tác dụng. Các lệnh trừng phạt có thể gây hại cho Nga nhưng chúng chắc chắn gây ra tác hại lớn hơn cho nền kinh tế châu Âu, cho các nước châu Âu. Và nếu các biện pháp trừng phạt gây ra nhiều tổn hại cho những người áp đặt chúng hơn là những người mà chúng chống lại, thì việc tiếp tục thực hiện chúng có ý nghĩa gì?”, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary nói.
Ông Szijjarto lưu ý rằng thông qua công ty năng lượng quốc doanh Gazprom, Nga đã và đang cung cấp đều đặn khí đốt tự nhiên cho Hungary theo hợp đồng 15 năm.
Theo ông Szijjarto, Budapest dự kiến sẽ tiếp tục mua khí đốt của Nga ngay cả khi Ukraine quyết định không gia hạn hợp đồng quá cảnh với Nga.
“Tôi không hoàn toàn chắc chắn rằng Ukraine sẵn sàng mất nhiều thu nhập như vậy, nhưng nếu cần, chúng tôi sẵn sàng thảo luận về các phương án thay thế, vì chúng tôi coi đây là vấn đề kỹ thuật. Đó không phải là về việc giao hàng. Vấn đề không phải là số lượng mà là về lộ trình”, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary khẳng định.
Ông Szijjarto đồng thời cho hay Hungary gần đây đã nhận được chuyến hàng nhiên liệu hạt nhân thứ ba từ Nga trong năm nay cho Nhà máy điện hạt nhân Paks. Tập đoàn Năng lượng hạt nhân nhà nước Rosatom của Nga hiện đang xây dựng hai khối điện mới tại nhà máy, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2032.
Ông Szijjarto gọi sự hợp tác với Nga trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân là “tuyệt vời”, đề cập đến chất lượng cao của nhiên liệu hạt nhân của Nga và việc Rosatom tuân thủ nghiêm ngặt việc giao hàng thời hạn.
Thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông phương Tây dẫn các nguồn thạo tin cho biết châu Âu đang trong giai đoạn cuối cùng trong việc đưa ra gói trừng phạt thứ 12 lên Nga và gói này có thể bao gồm các hạn chế đối với ngành công nghiệp hạt nhân và xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga.
Tuy nhiên, để Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra bất kỳ quyết định chính thức nào cần phải có sự chấp thuận của tất cả các quốc gia thành viên EU.
Theo nguồn tin từ Bloomberg, với gói trừng phạt thứ 12, Brussels được cho là đang muốn mở rộng danh sách hạn chế “hàng hóa có công dụng kép”, ám chỉ những loại sản phẩm có thể ứng dụng trong quân sự, mà Nga đã mua được thông qua các quốc gia thứ ba.
Ukraine sẽ ngừng vận chuyển khí đốt Nga tới châu Âu
Ông Aleksey Chernyshov, giám đốc điều hành của công ty năng lượng nhà nước Ukraine Naftogaz, mới đây cho hay Ukraine không có kế hoạch gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí đốt với Nga. Hợp đồng vận chuyển được ký vào năm 2019 giữa Naftogaz và Gazprom sẽ hết hạn vào năm tới.
“Thỏa thuận này sẽ hết hạn vào cuối năm 2024 và chúng tôi không có ý định gia hạn. Hợp đồng sẽ kết thúc, quá trình vận chuyển sẽ dừng lại”, ông Chernyshov nêu rõ.
Hàng chục triệu m3 khí đốt tự nhiên vẫn đang được vận chuyển hàng ngày từ Nga đến châu Âu qua Ukraine.
Theo CEO Naftogaz, Ukraine có cơ sở để chấm dứt hợp đồng với Nga trước thời hạn vì Gazprom bị cáo buộc đã thanh toán “không quá 70%” số tiền họ nợ cho phí quá cảnh khí đốt. Tuy nhiên, Kiev sẽ không hủy bỏ hợp đồng hiện tại ngay lập tức vì họ không muốn người tiêu dùng châu Âu không có đủ năng lượng trước mùa đông, ông Chernyshov cho hay.
Hàng chục triệu m3 khí đốt tự nhiên vẫn đang được vận chuyển hàng ngày từ Nga đến châu Âu qua Ukraine thông qua mạng lưới đường ống chạy ngang qua một số khu vực bị tàn phá nặng nề nhất bởi cuộc chiến. Ukraine kiếm được khoảng 1,2 tỷ USD mỗi năm từ phí trung chuyển khí đốt cho Moscow trước khi Nga đưa quân sang nước này.
Hợp đồng quá cảnh khí đốt giữa Gazprom và Naftogaz được gia hạn lần cuối vào tháng 12/2019. Các bên đã đồng ý kéo dài thỏa thuận trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2024, kèm theo khả năng gia hạn.
Sau khi đường ống Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) của Nga bị hư hại trong một vụ phá hoại năm ngoái, tuyến đường vận chuyển qua Ukraine là con đường duy nhất để khí đốt của Nga đến khu vực phía Tây và Trung Âu. Tuy nhiên, Gazprom vẫn cung cấp khí đốt thông qua đường ống TurkStream (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ) và Blue Stream (Dòng chảy xanh) ở phía Nam và Đông Nam châu Âu.
Trong khi dòng khí đốt qua đường ống của Nga tới EU giảm mạnh trong một năm rưỡi qua do các lệnh trừng phạt đối với hoạt động quân sự của Moscow ở Ukraine và những thách thức kỹ thuật, một số quốc gia EU vẫn tiếp tục phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp của Nga.
Đặc biệt, Hungary đã nhiều lần tuyên bố ý định tiếp tục mua khí đốt của Nga để đáp ứng hầu hết nhu cầu của nước này. Đầu tuần này, Bộ trưởng Ngoại giao Peter Szijjarto cho biết Budapest sẵn sàng thảo luận về các phương án thay thế cho việc nhập khẩu khí đốt của Nga, chẳng hạn như triển vọng tăng cường nguồn cung qua TurkStream.
Trước đó, khi Ukraine đề cập tới ý định hủy bỏ hợp đồng quá cảnh khí đốt qua nước này, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin cho biết động thái này sẽ “giáng một đòn” vào EU, trong khi Ukraine sẽ “tự bắn vào chân mình khi mất đi nguồn thu lớn”.
(VNF) - Các công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học Trung Quốc đang cạnh tranh với các nhà sản xuất thuốc phương Tây trong việc chữa trị ung thư bằng vắc-xin cá nhân hoá.
(VNF) - Dưới áp lực gia tăng từ Trung Quốc, tập đoàn CK Hutchison của tỷ phú Hồng Kông Lý Gia Thành sẽ không ký thỏa thuận bán hai cảng biển ở Kênh đào Panama cho một nhóm do công ty Mỹ BlackRock đứng đầu vào tuần tới, hãng tin Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay.
(VNF) - Theo tỷ phú Bill Gates, với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), con người sẽ chỉ cần làm việc 2 ngày/tuần trong vòng 1 thập kỷ tới. Bên cạnh đó, bác sĩ và giáo viên là 2 ngành nghề mà ông Gates cho rằng sẽ có nhiều thay đổi nhất.
(VNF) - Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố về việc áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, các nhà sản xuất ô tô toàn cầu và các đại lý cảnh báo về việc tăng giá ngay lập tức. Điều này làm dấy lên lo ngại về tình trạng mất việc làm ở các quốc gia xuất khẩu ô tô lớn, nhiều quốc gia trong số đó là đồng minh của Mỹ.
(VNF) - Chỉ tính riêng tại Myanmar, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và hơn 730 người bị thương sau trận động đất mạnh 7,7 độ richter xảy ra gần thành phố Mandalay. Hiện công tác cứu hộ vẫn đang được gấp rút triển khai.
(VNF) - Phát hiện ra hai mỏ vàng với tổng trữ lượng lên tới 2.000 tấn có thể giúp Trung Quốc duy trì tốc độ sản xuất vàng và ngăn chặn sự suy giảm sản lượng.
(VNF) - Một trận động đất mạnh đã xảy ra ở miền trung Myanmar vào ngày 28/3, với tầm ảnh hưởng có thể được cảm nhận ở cả Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.
(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất thảo luận về việc thành lập một chính phủ lâm thời tại Ukraine, dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và một số quốc gia.
(VNF) - Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ sẽ "dùng mọi cách" để giành quyền kiểm soát Greenland, trước chuyến thăm dự kiến tới hòn đảo Bắc Cực này của Phó Tổng thống Mỹ JD Vance. Chuyến thăm này đã vấp phải sự chỉ trích từ Greenland và Đan Mạch.
(VNF) - Liên minh châu Âu đang khuyến cáo 450 triệu công dân của mình chuẩn bị cho các cuộc khủng hoảng tiềm tàng bằng cách dự trữ các nhu yếu phẩm thiết yếu như thực phẩm và nước đủ dùng trong tối thiểu 72 giờ.
(VNF) - Chính quyền Hàn Quốc cho biết hơn 200.000 trẻ em Hàn Quốc đã được nhận làm con nuôi ở nước ngoài kể từ những năm 1950, khi đất nước này đang tái thiết sau sự tàn phá của Thế chiến II và Chiến tranh Triều Tiên, tạo ra một “ngành công nghiệp” nhận con nuôi khổng lồ và béo bở.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/3 đã công bố mức thuế 25% đối với tất cả ô tô được vận chuyển vào Mỹ, một động thái leo thang đáng kể trong cuộc chiến thương mại toàn cầu.
(VNF) - Lo ngại phải lệ thuộc vào các nguyên liệu thô của Trung Quốc như đã từng lệ thuộc vào năng lượng Nga, Liên minh châu Âu (EU) đang tích cực triển khai các dự án khai thác và chế biến khoáng sản quan trọng.
(VNF) - Vé xem bóng đá, điện thoại thông minh và hàng nghìn euro đang là tâm điểm của cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei. Tập đoàn này đang bị cáo buộc hối lộ các nhân viên quốc hội châu Âu để thúc đẩy lợi ích của mình.
(VNF) - Ngày 26/3, chuỗi trà sữa Chagee của Trung Quốc đã nộp bản cáo bạch lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) lần đầu tiên, dự định niêm yết trên sàn Nasdaq.
(VNF) - Mỹ ngày 25/3 đã thêm hàng chục công ty công nghệ Trung Quốc vào danh sách đen xuất khẩu trong nỗ lực đầu tiên dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm tăng cường hạn chế khả năng phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán tiên tiến của Bắc Kinh.
(VNF) - Với gần 30 năm hoạt động, VSIP đã thu hút hàng nghìn nhà đầu tư quốc tế và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam, tạo ra hàng trăm nghìn việc làm và nâng cao chất lượng hạ tầng cho các khu vực.
(VNF) Ít nhất 18 người đã thiệt mạng khi nhiều vụ cháy rừng hoành hành khắp khu vực đông nam Hàn Quốc. Hàng nghìn lính cứu hỏa đã được triển khai nhằm nỗ lực dập tắt một trong những vụ cháy rừng tồi tệ nhất của đất nước trong nhiều thập kỷ.
(VNF) - CEO BYD Wang Chuanfu khẳng định "BYD đã trở thành công ty dẫn đầu ngành trong mọi lĩnh vực, từ pin, thiết bị điện tử đến xe năng lượng mới, phá vỡ sự thống trị của các thương hiệu nước ngoài và định hình lại bối cảnh mới của thị trường toàn cầu".
(VNF) - Nga ngày 25/3 cho biết họ sẵn sàng đạt được một thỏa thuận mới về an toàn vận chuyển ở Biển Đen, một bước đệm có thể hướng tới lệnh ngừng bắn với Ukraine, nhưng chỉ khi Mỹ "ra lệnh" cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tôn trọng thỏa thuận này.
(VNF) - Trong khi mọi sự chú ý đều đang đổ dồn vào giá vàng - đã tăng gần 15% từ đầu năm tới nay, thì giá đồng cũng đang tăng "phi mã" trước lo ngại về cuộc chiến thuế quan.
(VNF) - Công ty của tỷ phú Mỹ Elon Musk hiện không chỉ thua trong cuộc chiến doanh số mà còn thua cả sự thống trị về công nghệ. Đột phá mới về pin của BYD khiến hãng này không chỉ cạnh tranh với Tesla mà còn với sự thống trị kéo dài hàng thập kỷ của các loại xe động cơ đốt trong.
(VNF) - Tập đoàn Hyundai có trụ sở tại Hàn Quốc ngày 24/3 đã công bố khoản đầu tư 20 tỷ USD vào hoạt động sản xuất tại Mỹ, bao gồm một nhà máy thép trị giá 5 tỷ USD tại Louisiana.
(VNF) - Các công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học Trung Quốc đang cạnh tranh với các nhà sản xuất thuốc phương Tây trong việc chữa trị ung thư bằng vắc-xin cá nhân hoá.