Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
“Bây giờ chúng tôi cần sự chấp thuận cuối cùng của G7 trước khi soạn thảo thành các văn bản pháp lý ở cấp độ châu Âu”, một nhà ngoại giao EU chia sẻ với Reuters.
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7), bao gồm Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Ý, Anh và Mỹ, mới đây tuyên bố họ đang lên kế hoạch cấm vận nhập khẩu trực tiếp và gián tiếp kim cương của Nga sau một thời gian dài thảo luận.
Trải qua nhiều gói trừng phạt, kim cương Nga cho tới nay vẫn nằm ngoài danh sách trừng phạt của phương Tây nhờ sự vận động hành lang từ Bỉ. Nước này lo ngại rằng trung tâm kinh doanh kim cương Antwerp, nơi 90% đá quý của thế giới đi qua, sẽ có nguy cơ mất cơ hội kinh doanh vào tay Dubai nếu lệnh cấm vận được thông qua.
Tuy nhiên, quốc gia này hiện đã đưa ra lệnh cấm kim cương của riêng mình. Theo đề xuất của Bỉ, G7 có thể giới thiệu hệ thống theo dõi kim cương tương tự như hệ thống của Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT). Cơ chế này sau đó sẽ ngăn cản kim cương có nguồn gốc từ Nga thâm nhập thị trường toàn cầu.
Cho đến nay, việc nhập khẩu kim cương thô của Nga đã bị Mỹ, Anh, Canada và New Zealand cấm. Tuy nhiên, Washington cho phép mua đá quý được khai thác ở Nga nhưng được chế tạo ở các nước khác.
Trong khi đó, Nga đang chuyển hướng buôn bán kim cương sang các thị trường thay thế, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, UAE, Armenia và Belarus.
Đầu tháng này, các phương tiện truyền thông đưa tin rằng G7 đã hạn chế những viên kim cương từ 1 carat trở lên của Nga do các thợ cắt Ấn Độ gia công xâm nhập vào thị trường của họ. Tuy nhiên, nhóm này nói thêm rằng họ không phản đối việc các thương nhân mua kim cương thô từ Nga, đánh bóng chúng và bán chúng cho bất kỳ thị trường nào khác.
Bất chấp các lệnh cấm của Mỹ và Anh, doanh số bán kim cương của Nga vẫn tăng mạnh trong năm nay. Cuộc điều tra của Kyiv Independent tiết lộ nhà sản xuất kim cương hàng đầu của Nga Alrosa vẫn tiếp tục bán hàng sang phương Tây thông qua trung gian ở các nước bên thứ ba.
Trước đó, Antwerp cho biết các lệnh trừng phạt sẽ làm giảm khoảng 30% hoạt động kinh doanh và mang lại lợi ích cho các trung tâm thương mại của đối thủ. Ngoài ra, Thủ tướng Bỉ Alexander de Croo cũng cho rằng một lệnh cấm với mặt hàng kim cương sẽ là một "tổn thất lớn" và sẽ làm tổn hại đến ngành công nghiệp chiếm 5% tỷ trọng xuất khẩu của Brussels và hỗ trợ khoảng 30.000 việc làm trong nước.
Hãng Bloomberg mới đây đưa tin EU đã khởi động các cuộc đàm phán kín về gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga, có thể bao gồm lệnh cấm kim cương của Nga, ngăn chặn tối đa việc Moscow “né” lệnh cấm vận và trừng phạt các công ty ở các nước thứ ba đang “đứng sau hỗ trợ” Moscow thực hiện điều đó.
Theo nguồn tin từ Bloomberg, với gói trừng phạt thứ 12, Brussels được cho là đang muốn mở rộng danh sách hạn chế “hàng hóa có công dụng kép”, ám chỉ những loại sản phẩm có thể ứng dụng trong quân sự, mà Nga đã mua được thông qua các quốc gia thứ ba.
Trước đó, EU đã áp đặt gói trừng phạt thứ 11 vào tháng 6/2023, nhằm chống lại hành vi lách lệnh cấm vận, chủ yếu đối với các sản phẩm có công dụng kép và trong hoạt động buôn bán dầu mỏ của Nga.
Đề cập tới việc EU sắp thông qua gói trừng phạt thứ 12, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko mới đây khẳng định nếu phương Tây có bất kỳ biện pháp hạn chế bổ sung nào, phía Moscow cũng sẽ cân nhắc động thái nhằm vô hiệu hóa các biện pháp trừng phạt đó và có hành động đáp trả nếu cần thiết.
Xem thêm >> Sự ‘trỗi dậy’ của Trung Quốc trong cuộc đua AI: Bằng sáng chế bỏ xa Mỹ
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.