Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2 năm ngoái, Bộ Tư pháp Mỹ đã ra lệnh tịch thu nhiều du thuyền, máy bay, bất động sản và các loại tài sản có giá trị của các nhà tài phiệt Nga được cho là thân thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Siêu du thuyền Amadea dài 106m, trị giá 300 triệu USD, là một trong những chiếc du thuyền nằm trong tầm ngắm của giới chức Mỹ. Chiếc du thuyền này đã bị giữ lại ở Fiji vào năm ngoái theo yêu cầu của chính phủ Mỹ.
Tuy nhiên, do chi phí “nuôi” chiếc du thuyền này quá đắt đỏ, tòa án tối cao Fiji sau đó đã ra phán quyết di dời chiếc du thuyền này tới Mỹ. Chi phí vận hành hàng tháng của Amadea được ước tính vào khoảng hơn 1 triệu USD.
Mới đây, chính quyền Mỹ đã đệ đơn khiếu nại có yêu cầu mới lên tòa án liên bang ở Manhattan, khởi động một quá trình tư pháp có thể kéo dài. Trong đó sẽ tìm quyền sở hữu chiếc du thuyền đang neo đậu ở thành phố San Diego, sau đó có thể bán đấu giá nó và chuyển số tiền thu được sang Ukraine.
Theo giới chức Mỹ, chiếc du thuyền Amadea thuộc sở hữu của tỷ phú Suleiman Kerimov, doanh nhân kiêm chính trị gia có quan hệ gần gũi với Tổng thống Nga Putin.
Tuy nhiên, các luật sư của chủ sở hữu Amadea, công ty Millemarin Investment có đăng ký tại Quần đảo Cayman, thì khẳng định rằng Amadea không thuộc sở hữu của ông Kerimov mà là của một tài phiệt Nga khác chưa bị trừng phạt, chính là cựu giám đốc công ty sản xuất dầu mỏ Rosneft Eduard Khudainatov.
Ông Khudainatov cũng tuyên bố sở hữu chiếc siêu du thuyền đắt đỏ này và đang nỗ lực lấy lại tài sản của mình.
Dù vậy, Trong đơn khiếu nại ngày 23/10, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết ông Kerimov đã mua du thuyền Amadea vào năm 2021, sau đó vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ khi thực hiện thanh toán bảo trì hơn 1 triệu USD thông qua các tổ chức tài chính Mỹ.
Bộ này có bằng chứng cho thấy “sự quan tâm rõ ràng của Kerimov đối với Amadea và việc liên tục lạm dụng hệ thống tài chính Mỹ để hỗ trợ và bảo trì du thuyền vì lợi ích của ông ta”, đồng thời tuyên bố Kerimov đã sử dụng một loạt giao dịch của công ty vỏ bọc để che giấu quyền sở hữu Amadea của mình.
Tuy nhiên, tỷ phú Khudainatov khẳng định ông là chủ sở hữu của Amadea và chưa bao giờ bán nó cho ông Kerimov.
Ông Khudainatov ngày 23/10 đã kiện lên tòa án liên bang ở San Diego để đòi trả tự do cho chiếc du thuyền, theo bản sao đơn khiếu nại do luật sư Adam Ford của ông Khudainatov cung cấp.
"Amadea đã bị tịch thu dựa trên những cơ sở sai lầm do động cơ chính trị thúc đẩy", luật sư Ford tuyên bố.
Tỷ phú Kerimov, 57 tuổi, có tài sản trị giá 7,5 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index. Ông đã gây dựng khối tài sản này nhờ đặt cược lớn vào các công ty Nga trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau sau khi Liên Xô sụp đổ. Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc ông được hưởng lợi từ chế độ của Tổng thống Nga Vladimir Putin và “đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động xấu xa của Nga”.
Tài sản của ông được cho là trị giá tới 18 tỷ USD vào thời kỳ đỉnh cao, mặc dù ông đã mất phần lớn số tiền đó trong vụ thị trường sụp đổ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Phần lớn tài sản của ông ngày nay đến từ số tiền thu được từ các khoản đầu tư vào Polyus, nhà sản xuất vàng lớn nhất của Nga và các cổ phần khác có trụ sở tại Nga.
Xem thêm >> Thị trường rượu vang Việt Nam hút ‘ông lớn’ hàng đầu châu Á
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.