Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, HoSE: MBB) vừa thông qua việc thực hiện tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2018 bằng tiền mặt với tỷ lệ 6%, đồng nghĩa mỗi cổ phiếu nhận về 600 đồng. Ngày đăng ký cuối cùng là 8/4. Thời gian chi trả bắt đầu từ ngày 26/4.
Với 2,11 tỷ cổ phiếu hiện đang lưu hành, tổng số tiền mà MB chi ra cho đợt tạm ứng cổ tức trên lên đến 1.260 tỷ đồng.
Đây là một số tiền không nhỏ trong bối cảnh hạn chót tuân thủ Basel II đã cận kề (ngày 1/1/2020). Yêu cầu về vốn của Basel II cao hơn đáng kể quy định hiện hành, đang là bài toán "khó nhằn" đối với nhiều ngân hàng. Hệ số an toàn vốn càng nhỏ, hạn mức tăng trưởng tín dụng được giao càng thấp.
Lựa chọn của nhiều ngân hàng đang là chia cổ tức bằng cổ phiếu, phần vì nhu cầu vốn đáp ứng Basel II, phần vì nợ xấu tồn đọng vẫn chưa giải quyết gọn ghẽ, thậm chí một vài trường hợp vẫn còn rất ngổn ngang.
Chi cả nghìn tỷ tạm ứng cổ tức, mặc dù là hiếm hoi trong giới ngân hàng thời kỳ hiện tại, nhưng không phải là trường hợp duy nhất. Nhưng chi nghìn tỷ ngay sau khi mua vào hàng chục triệu cổ phiếu quỹ thì thực sự là một hành động thể hiện "khí chất nhà giàu".
Trước đó, từ ngày 29/1 đến ngày 27/2, MB đã hoàn tất mua vào trên 47 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ trên tổng số hơn 108 triệu cổ phiếu đăng ký mua, hoàn thành 43,6% kế hoạch. Giá mua bình quân là 21.999 đồng/cổ phiếu thông qua khớp lệnh trên sàn.
Theo tính toán, MB đã chi ra khoảng 1.035 tỷ đồng để mua lượng cổ phiếu quỹ trên.
"Nhà giàu" nhưng chỉ mua phân nửa lượng cổ phiếu đăng ký liệu có mâu thuẫn? Đây thực ra là điều bình thường bởi 2 lý do. Thứ nhất, doanh nghiệp khi xác định sẽ mua cổ phiếu quỹ thì đồng thời cũng xác định mức giá mua bình quân (như trường hợp của MB là dưới 22.000 đồng/cổ phiếu). Nếu mua “bất chấp giá”, người chịu thiệt không ai khác chính là các cổ đông, bởi tiền chi ra là của cổ đông.
Thứ hai, theo quy định tại Điều 8, Thông tư 203/2015 của Bộ Tài chính, trong mỗi ngày giao dịch, tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch giao dịch cổ phiếu quỹ theo phương thức khớp lệnh chỉ được đặt lệnh với tổng khối lượng tối thiểu 3% và tối đa 10% khối lượng giao dịch đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Mỗi ngày chỉ được mua tối đa 10% lượng cổ phiếu quỹ đăng ký, vậy nên các doanh nghiệp thường sẽ đăng ký mua vào lượng cổ phiếu quỹ nhiều hơn so với nhu cầu thực tế để nhanh chóng hoàn thành mục đích, cũng như chủ động hơn về giá mua.
Chi tới trên 2.200 tỷ đồng bằng nguồn vốn tự có trong khoảng thời gian ngắn thể hiện "khí chất nhà giàu", nhưng MB có đang thực sự nhiều tiền?
Năm 2017, hệ số an toàn vốn (CAR) - thước đo mức độ dư dả của các ngân hàng - của MB đạt 12%, mức cao trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, năm 2018, CAR của ngân hàng này giảm khá mạnh xuống mức 10,9%, mặc dù vẫn cao hơn ngưỡng quy định 9% hiện tại nhưng thấp hơn mức bình quân của các ngân hàng thương mại cổ phần (11,24%).
Điều này cho thấy, MB hiện tại không thực sự dư dả.
Không dư dả, không nhiều tiền nhưng MB vẫn là "nhà giàu", bởi dư địa tăng vốn của ngân hàng này đang rộng mở.
Được xếp vào nhóm ngân hàng thương mại cổ phần (mặc dù tỷ lệ sở hữu của Nhà nước cao, thông qua các công ty trực thuộc Bộ Quốc Phòng), MB không chịu ràng buộc bởi quy định về tỷ lệ sở hữu Nhà nước tối thiểu.
Thêm vào đó, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa (room ngoại) của MB đang ở mức 20%, nghĩa là còn có thể nới thêm tới 10% room ngoại (room ngoại tối đa đối với ngân hàng theo quy định là 30%).
Điều này đồng nghĩa, MB rất rộng cửa bán vốn cho đối tác ngoại. Cổ phiếu của ngân hàng này vẫn luôn hấp dẫn khối ngoại khi mà sở hữu nước ngoài luôn ở trong tình trạng kín room.
Ngoài ra, lợi nhuận hàng năm (năm 2018 dự kiến gần 10.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế) cũng là một nguồn vốn lớn giúp MB duy trì tỷ lệ CAR ở mức hợp lý.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.