Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Cũng theo ông Toản, mặc dù cơ quan thuế đã áp dụng rất nhiều biện pháp quản lý nợ, tiến hành phân tính cơ cấu nợ thuế, phân loại nợ, xác định nguyên nhân nợ tăng; đánh giá kết quả thực hiện đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ hàng tháng của toàn ngành và danh sách doanh nghiệp nợ thuế để thông báo cho cục thuế các tỉnh, thành phố thực hiện nhưng không thể xử lý triệt để các khoản nợ thuế.
“Việc thu hồi nợ thuế gặp rất nhiều khó khăn, vì doanh nghiệp nợ thuế cũng có nghĩa đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn rồi. Việc cơ quan thuế thực hiện thu thuế của các doanh nghiệp khó khăn thì quả là khó lại chồng khó”, đại diện Tổng cục Thuế cho biết.
Theo đại diện Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, có 3 khó khăn dẫn đến doanh nghiệp nợ thuế. Thứ nhất là có một bộ phận doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh do việc lựa chọn ngành, nghề sản xuất kinh doanh không phù hợp với thị trường, hoặc nguồn vốn mỏng, chủ yếu là vốn vay ngân hàng, nên khi gặp khó khăn dẫn đến mất khả năng thanh toán, không có nguồn nộp thuế phát sinh, dẫn đến nợ thuế.
Khó khăn thứ hai là có một số người nộp thuế trong quá trình sản xuất kinh doanh gặp những sự cố bất khả kháng, ngoài sự mong muốn của doanh nghiệp như: thiên tai, hỏa hoạn, cháy nổ… dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng cũng không có nguồn lực tài chính để nộp thuế nợ vào ngân sách, dẫn đến cơ quan thuế cũng rất khó khăn để thu nợ đối với trường hợp này.
Khó khăn thứ ba là việc tính tiền chậm nộp đối với khoản nợ đọng không có khả năng thu hồi dẫn đến số nợ ngày càng tăng lên. “Dù khoản nợ gốc đã thực hiện các biện pháp cưỡng chế rồi, nhưng cũng không thu được, dẫn đến tiền chậm nộp tiếp tục ngày càng tăng lên.
Liên quan đến ngành thuế, báo cáo mới công bố của Tổng cục Thuế về tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước cho thấy thu ngân sách 5 tháng đầu năm 2019 do ngành thuế quản lý thực hiện ước đạt 506.900 tỷ đồng, bằng 43,2% dự toán năm, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2018.
Ngoài thu nội địa, thu từ dầu thô ước đạt 23.390 tỷ đồng, bằng 52,4% dự toán, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Tổng cục Thuế cho biết mặc dù sản lượng khai thác 5 tháng ước đạt 4,9 triệu tấn, bằng 47% kế hoạch, bằng 98% so với cùng kỳ năm 2018, nhưng số thu từ dầu thô đã đạt trên 50% dự toán năm. Nguyên nhân là do giá dầu thô thanh toán bình quân đạt 66,5 USD/thùng, tăng 1,5 USD/thùng so giá dự toán.
Mặc dù số thu ngân sách thực hiện đã đạt và vượt tiến độ dự toán, tuy nhiên theo Tổng cục Thuế, để hoàn thành nhiệm vụ thu của năm 2019, trong tháng 6 này, ngành thuế sẽ tiếp tục chỉ đạo các cục thuế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý, thu hồi nợ đọng thuế.
Được biết, dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2019 Quốc hội, Chính phủ giao cho ngành thuế là 1.168.100 tỷ đồng, bằng 101,8% so với ước thực hiện năm 2018. Trong đó, thu dầu thô là 44.600 tỷ đồng, bằng 67,5% so với ước thực hiện năm 2018. Trên cơ sở, sản lượng thanh toán dự kiến là 10.432 nghìn tấn, giá thanh toán dự kiến là 65 USD/thùng; thu nội địa là 1.123.500 tỷ đồng, bằng 103,9% so với thực hiện năm 2018. Nếu không kể tiền sử dụng đất, cổ tức và lợi nhuận còn lại, xổ số kiến thiết là 949.500 tỷ đồng, bằng 113,4% so với thực hiện năm 2018.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.