'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vừa đưa ra báo cáo chiến lược 9 tháng đầu năm 2018 với nhiều số liệu và nhận định đáng chú ý.
Theo thống kê của BVSC, sau 9 tháng, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm nhẹ so với phiên giao dịch cuối năm 2017. Tính đến phiên giao dịch cuối cùng của quý III, chỉ số VN-Index tăng 32,89 điểm từ mức 984,24 vào ngày 29/12/2017 lên mức 1017,13 tương đương với tăng 5,87%.
Kể từ đầu năm, chỉ số được hỗ trợ bởi VIC (+53,87%) và GAS (+23,92%) đóng góp 41,36 và 16,79 điểm vào mức tăng chỉ số. Trong khi, ROS (-73,38%) và VNM (-19,3%) là 2 mã cổ phiếu gây ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số, đóng góp -23.75 và -22.00 vào chỉ số VN-Index.
Diễn biến của thị trường trong 9 tháng được chia ra làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, chỉ số VN-Index tăng mạnh 220,99 điểm, tương đương với 22,36%, từ mốc 984.24 cuối năm 2017 lên mốc 1204,33 vào ngày 12/04/2018.
Giai đoạn 2, thị trường chịu áp lực chốt lời mạnh, đồng thời, khối ngoại bán ròng do lo ngại rủi ro đến từ các thị trường mới nổi dưới sự ảnh hưởng của việc Cục dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất và chiến tranh thương mại Mỹ – Trung leo thang. Chỉ số VN Index đã giảm điểm liên tục, chạm đáy ở mức 893,16 điểm vào ngày 11/7/2018, mất 311.17 điểm so với thời điểm đỉnh vào 12/4/2018, tương đương giảm 34,84%.
Giai đoạn 3, tiếp diễn cho đến phiên giao dịch cuối cùng của quý III, đánh dấu sự phục hồi của chỉ số VN-Index, nhờ thông tin kết quả kinh doanh quý II tích cực, đồng thời nhà đầu tư dường như đã thích ứng dần với các diễn biến chính trị và kinh tế toàn cầu. Trong giai đoạn này, chỉ số VN-Index phục hồi tăng trên mức 1000, lên mức 1017,13, tăng 32,89 điểm so với đầu năm, tương đương với 3,34% và 56,35 điểm so với cuối quý 2 tương đương với 5,87%.
Trong giai đoạn này, GAS (+33,36%), BID (+35,38%) và VCB (+8,62%) đóng góp lần lượt là 17,81, 9,01 và 5,66, là 3 mã cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào mức tăng của chỉ số VN-Index.
Mặc dù giảm khá sâu từ đỉnh nhưng theo tính toán của BVSC, chỉ số P/E của Việt Nam vẫn ở mức khá cao dù được hỗ trợ bởi tăng trưởng EPS ở mức cao.
Cụ thể, chỉ số P/E của VN-Index đang ở mức 18,4, nằm trong nhóm khá cao ở các thị trường so sánh, chỉ thấp hơn SENSEX của Ấn độ, SPX của Mỹ hay JCI của Indonesia.
Tăng trưởng EPS của Việt Nam theo quý từ 2014 đạt mức trung bình 10,8%, cao thứ 3 trong 11 thị trường nghiên cứu. Chỉ số ROE của Việt Nam cũng ở mức hấp dẫn, 13,8% chỉ thấp hơn ROE của SENSEX của Ấn độ và KSE của Parkistan. BVSC cho rằng, tính hấp dẫn của thị trường Việt Nam nằm ở sự chắc chắn và ổn định của các chỉ số vĩ mô.
Trong khi đó, chỉ số P/B của Việt Nam đang ở mức 2,9 - tương đương với P/B của sàn SENSEX - Ấn độ, cao nhất trong 11 nước.
Đánh giá về diễn biến TTCK trong 3 tháng cuối năm, về mặt tích cực, BVSC cho rằng các chỉ số vĩ mô của năm 2018 nhiều khả năng sẽ đạt được mục tiêu Chính phủ đặt ra đầu năm. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh quý III của các doanh nghiệp niêm yết sẽ tiếp tục có cải thiện, đặc biệt ở các nhóm ngành ngân hàng, dầu khí, dệt may và thủy sản.
Tuy nhiên, theo BVSC, TTCK Việt Nam trong 3 tháng cuối năm cũng đối diện nhiều yếu tố mang tính rủi ro hiện hữu như: biến động của đồng USD, đồng Nhân dân tệ, rủi ro lạm phát khiến Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thận trọng.
Bên cạnh đó, việc FED tăng lãi suất theo đúng lộ trình sẽ tiếp tục mang đến rủi ro cho đồng tiền các nước mới nổi, khiến ngân hàng trung ương nhiều nước phải nâng lãi suất. Một mặt bằng lãi suất cao hơn ở nhiều nước đang được hình thành, đây cũng là một sức ép với mặt bằng lãi suất trong nước và lãi suất tăng thì luôn là thông tin không tích cực đối với thị trường chứng khoán.
"Chúng tôi cho rằng, quý IV thị trường sẽ diễn biến không được tích cực như quý III, chỉ số VN-Index có thể đóng cửa ở mức điểm thấp hơn mức điểm cuối quý II", BVSC nhận định.
Phiên 16/10, VN-Index tăng 11,73 điểm (+12,3%) lên 963,37 điểm, mức gần như cao nhất trong phiên nhờ lực cầu tăng lên vào phiên chiều. Lực nâng đỡ chính đến từ các cổ phiếu có vốn hóa lớn như VIC (+3,2%), GAS (+1,6%), BID (+2,8%), NVL (+4,3%).
Sự đồng thuận tăng điểm ghi nhận ở nhiều nhóm ngành như Ngân hàng, Bất động sản và Dầu Khí. Nhóm Ngân hàng không có mã nào giảm, trong đó STB tăng mạnh 5%, bên cạnh BID (+2,8%), MBB (+2,1%), HDB (+4,2%), TCB (+1,8%), CTG (+1,6%).
NVL ở nhóm Bất động sản tăng mạnh phiên thứ 3 liên tiếp (+4,3%) cùng với VIC (+3,2%), VHM (+2,1%), DXG (+3,8%).
Trong khi đó, tâm lý nhà đầu tư còn thận trọng khi nhóm chứng khoán chỉ ghi nhận mức tăng nhẹ ở các cổ phiếu có vốn hóa vừa và nhỏ như FTS, MBS, CTS, SHS, VDS, trong khi HCM, VCI và VND đóng cửa tham chiếu.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), VN-Index tăng dứt khoát trở lại với cây nến ngày là nến tăng có thân nến tương đối dài và không có bóng nến. Thanh khoản vẫn ở mức thấp so với nền khối lượng giao dịch tuần, tiếp tục cho thấy có sự tiết cung trong phiên hôm nay.
"Ngưỡng hỗ trợ 940-945 đã được giữ, khả năng đà hồi phục của VN-Index còn được duy trì và chỉ số sẽ thử thách ngưỡng cản 970-975 trong phiên tiếp theo", SSI cho hay.
>>> Xem thêm Series Tin chứng khoán
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.