Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo thông tin chính thức từ Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc (thường được gọi tắt là Luật Đặc khu) sẽ được trình và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, dự kiến khai mạc vào tháng 10/2018.
Đây là tin vui với Tập đoàn C.E.O – doanh nghiệp hiện đang dồn rất nhiều nguồn lực vào thị trường bất động sản ở 3 đặc khu.
Từ khi Luật Đặc khu rục rịch soạn thảo và trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp trước, cổ phiếu CEO của Tập đoàn C.E.O đã tăng một mạch từ khoảng giá 10.000 đồng hồi tháng 3/2018 lên gần 18.000 đồng chỉ hai tháng sau, tương đương mức tới tới gần 80%.
Tuy nhiên, trong ngày mà Quốc hội quyết định tạm dừng thông qua Luật Đặc khu (11/6), cổ phiếu CEO đã giảm sàn gần 10%, từ 17.200 đồng xuống 15.500 đồng. Ba phiên tiếp theo tiếp tục giảm xuống chỉ còn 13.600 đồng, rồi tiếp tục xu hướng giảm đan xen với các nhịp hồi, xuống chỉ còn 11.700 đồng chốt phiên 12/7.
Cách đây ba ngày (21/8), cổ phiếu CEO bất ngờ tăng trần gần 10%, từ 12.700 đồng lên 13.900 đồng. Đây được xem là diễn biến “đón sóng” của các nhà đầu tư.
Chốt phiên gần nhất (23/8), cổ phiếu CEO giao dịch ở mức giá 14.100 đồng, tăng đáng kể so với “đáy” 11.700 đồng thời điểm hơn một tháng trước.
Một thông tin hỗ trợ khác là việc HĐQT Tập đoàn C.E.O mới đây đã ra Nghị quyết về việc chi trả cổ tức năm 2017. Theo đó, tỷ lệ trả cổ tức là 10% bằng tiền mặt. Ngày đăng ký cuối cùng hưởng quyền nhận cổ tức là 28/8. Ngày thanh toán là 28/9.
Quý II/2018, doanh thu của CEO đạt 596 tỷ đồng, tăng gần 45% và lợi nhuận sau thuế đạt 92,2 tỷ đồng, tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm 2017.
Vốn chủ sở hữu của CEO đến hết ngày 30/6/2018 ở mức hơn 2.328 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả ở mức 5.080 tỷ đồng. Xét riêng về nợ vay, tổng nợ vay (cả nợ vay ngắn hạn và dài hạn) của CEO đến hết ngày 30/6/2018 ở mức 1.473 tỷ đồng, bằng khoảng 2/3 vốn chủ sở hữu.
Thị trường chứng khoán phiên 24/8 tiếp nối đà tăng trong trạng thái giằng co. Nhóm cổ phiếu Vingroup bao gồm VHM (tăng 1,8%), VIC (tăng 1%) và VRE (tăng 1,6%) đóng vai trò nâng đỡ thị trường.
Trái ngược, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn giảm điểm như MSN (giảm 0,9%), NVL (giảm 1,45%), CTG (giảm 0,6%), VJC (giảm 0,6%). Bên cạnh đó, các mã như VPB, KDC, SAB, DHG, ROS, BMP…cũng giảm điểm.
VN-Index đóng cửa với mức tăng 5,21 điểm (tương đương 0,53%) lên 987,36 điểm. Trong khi đó, VN30-Index tăng 1,31 điểm (tương đương 0,14%) lên 960,94 điểm.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), VN-Index đã có phiên giao dịch tăng điểm với cây nến ngày là nến trắng có thân nến ngắn, đồng thời thanh khoản giảm so với phiên liền trước lẫn so với nền thanh khoản tuần. Diễn biến này cho thấy cung cầu tiếp tục giằng co trong phiên khiến chỉ số biến động và đà tăng đang chậm lại.
“Thông thường sau những phiên tích lũy củng cố xu hướng là một hai phiên tăng bứt phá với tốc độ tăng sẽ lớn hơn và chỉ số nhanh chóng chạm ngưỡng kháng cự. Do vậy, VN-Index có khả năng sẽ tiếp tục đà tăng hướng về ngưỡng cản khá mạnh là 1000-1010 trong một hai phiên tới”, SSI nêu quan điểm.
>>> Xem thêm Series Tin chứng khoán
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.