Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo Tổ tư vấn, Chính phủ cần thành lập Hội đồng Năng suất Quốc gia gồm đại diện một số bộ, Tổng cục Thống kê, doanh nghiệp, các hiệp hội ngành, công đoàn, các nhà khoa học và chuyên gia.
Trong đó, chủ tịch Hội đồng là Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng; Phó chủ tịch thường trực là Bộ trưởng (có thể là Bộ Khoa học và Công nghệ). Hội đồng có cơ quan thường trực để phối hợp các động lực tăng năng suất quốc gia, trong đó có sự tham gia của Viện Năng suất Quốc gia.
Tổ tư vấn cho hay những kinh nghiệm của Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc cho thấy để thúc đẩy năng suất lao động cần các yếu tố như: cam kết mạnh mẽ của Chính phủ, hợp tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp, học tập kinh nghiệm quốc tế…
“Các nước này đều hình thành chương trình năng suất quốc gia dưới dạng thành lập cơ quan hay tổ chức có vai trò phối hợp nhiều bên cùng thực hiện chiến lược thúc đẩy năng suất như Hội đồng Năng suất quốc gia của Singapore, Trung tâm Năng suất Trung Hoa của Đài Loan, Trung tâm Năng suất Hàn Quốc, Tổng công ty Năng suất Malaysia, Ủy ban Năng suất quốc gia của Úc. Gần đây nhất, năm 2017, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã tái lập Hội đồng năng suất, trong đó ngày 15/2/2018 đã chủ trì hội nghị khích lệ và thúc đẩy doanh nghiệp Nhật Bản nâng cao năng suất lao động”, Tổ tư vấn thông tin.
Bên cạnh việc đề xuất thành lập hội đồng, Tổ tư vấn cũng kiến nghị chọn năm 2019 là năng tăng suất lao động quốc gia. Đồng thời Tổ tư vấn đề nghị Chính phủ khuyến khích khu vực tư nhân dẫn đầu phong trào năng suất, hỗ trợ khóa học trực tuyến trên internet về các khái niệm và phương pháp cải thiện năng suất, theo dõi chặt chẽ sự tiến bộ của quốc gia trong việc thu hẹp khoảng cách với các nước…
Theo báo cáo của Tổ tư vấn, mặc dù đã có những chuyển biến tích cực song tốc độ tăng năng suất của Việt Nam vẫn dưới mức tăng cần thiết để đạt được các mục tiêu tăng trưởng. Cụ thể, tốc độ năng năng suất của Việt Nam đã tăng từ 4,35% (2011 – 2015) lên 5,64% (2016 – 2017) tuy nhiên để đạt tốc độ tăng GDP 6,85% trong giai đoạn 2018 – 2020 thì tốc độ tăng năng suất bình quân phải là 6%. Xét trong tương quan với các nước, Tổ tư vấn cho rằng dù Việt Nam có tốc độ tăng năng suất cao nhưng mức năng suất hiện nay vẫn còn rất thấp. Trong khi đó, các nước chậm phát triển hơn như Lào, Campuchia, Myanmar đang có xu hướng tăng tốc và dần bắt kịp. Bên cạnh đó, những chính sách và giải pháp hiện tại dù tạo ra tiền đề tốt nhưng chưa đủ để tạo ra những đột phá chiến lược, mở ra những cục diện phát triển mới cho việc tăng năng suất lao động… |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.