'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cổ phần hóa, thoái vốn ở khối doanh nghiệp nhà nước và phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của các doanh nghiệp tư nhân lớn là những điều kiện tiên quyết để vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam có thể đạt mốc 100% quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2020.
Đó là nhận định của ông Nguyễn Hiếu, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) tại Hội nghị Đầu tư 2019 với chủ đề “Kinh tế Việt Nam 2020 – 2030: Suy thoái hay hưng thịnh?”, do Tạp chí Nhịp cầu đầu tư tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh sáng 5/11.
Theo ông Nguyễn Hiếu, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục tăng trưởng qua các năm. Thị trường cổ phiếu Việt Nam phát triển vượt bậc trong những năm qua và đang ngày càng liên kết chặt chẽ hơn với nền kinh tế Việt Nam.
Tính đến hết quý III/2019, vốn hóa thị trường chứng khoán đã phát triển tương ứng với 81% GDP, vượt trước chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra trước đó. Tuy nhiên, con số vẫn thấp hơn khá nhiều so với các nước trong khu vực.
Dựa theo giả định kinh tế tăng trưởng 6,8% và lạm phát quanh ngưỡng 4% theo mục tiêu của Chính phủ trong năm 2020, VDSC ước tính vốn hóa thị trường cần tăng ít nhất 35% trong năm 2020 để vốn hóa thị trường/GDP đạt 100%.
Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong vòng 10 năm gần đây, chỉ số VN-Index chỉ có một lần tăng hơn 35% (năm 2017 VN-Index tăng đến 48%), sau đó bắt đầu tăng trưởng chậm lại. Do vậy, để VN-Index tăng trên 20% không phải là điều dễ dàng và rất khó dự đoán.
Cũng nhìn lại năm 2017, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu Việt Nam tăng hơn 80% so với cuối năm 2016, nhờ hàng loạt doanh nghiệp niêm yết mới như: VJC, HVN, PLX, VPB và VRE.
Các thương vụ thoái vốn lớn diễn ra như VNM và SAB, khiến giá cổ phiếu VNM và SAB tăng lần lượt 66% và 26% so với cuối năm 2016. Việc IPO và thoái vốn ở một số doanh nghiệp lớn này đã chiếm hơn 50% tổng vốn hóa thị trường tăng thêm thời điểm năm 2017.
Do đó, để vốn hóa thị trường có thể đạt 100% GDP trong năm 2020, cần đẩy nhanh việc cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp Nhà nước và IPO của các doanh nghiệp tư nhân lớn.
Điều này cũng phù hợp với kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn của Chính phủ. Hàng loạt doanh nghiệp lớn nằm trong danh sách thoái vốn và cổ phần hóa trong năm 2020 như: Mobifone, VNPT, Agribank, Vicem... Ước tính các doanh nghiệp này có giá trị niêm yết lên tới 8 tỷ USD sẽ góp phần tăng giá trị vốn hóa cho thị trường chứng khoán trong thời gian tới.
“Tuy nhiên, để không lặp lại diễn biến của cuối năm 2017 và đầu năm 2018 khi thị trường tăng mạnh trong thời gian ngắn nhưng cũng giảm nhanh ngay sau đó, chúng tôi cho rằng thị trường cần tính ổn định và bền vững hơn để tạo niềm tin cho nhà đầu tư”, ông Hiếu, Tổng Giám đốc VDSC nói.
Tại hội nghị, Tiến sĩ Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, dẫn chứng mục tiêu của Việt Nam trong 10 năm tới sẽ tăng trưởng kinh tế đến năm 2030 tối thiểu trung bình 7,5%/năm. Dù còn nhiều thách thức trong giai đoạn mới nhưng nền kinh tế Việt Nam được dự báo trong những năm tới sẽ trở thành thị trường hấp dẫn thu hút đầu tư, đa dạng hóa các lĩnh vực tiềm năng như: hỗ trợ tiêu dùng (phân phối bán lẻ; du lịch,...); hỗ trợ mạng sản xuất, chuỗi giá trị (dịch vụ hỗ trợ công nghiệp, logistics...); lĩnh vực mới nổi (kinh tế xanh, kinh tế đa nền tảng, thương mại điện tử, fintech,…).
Bên cạnh những chia sẻ của các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp và các định chế tài chính uy tín trong hội nghị sẽ góp phần hiểu rõ xu thế, năng lực vận hành của nền kinh tế trong thời kỳ kinh tế trong một thập niên tới. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ có định hướng tốt hơn trong quyết định chiến lược kinh doanh, tối ưu hóa lợi nhuận và góp phần xây dựng kinh tế quốc gia vững mạnh.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.