Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trong bài phát biểu đầu năm mới ngày 1/1, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố: "Toàn bộ Mỹ nằm trong phạm vi vũ khí hạt nhân của chúng ta và nút kích hoạt hạt nhân luôn nằm trên bàn làm việc của tôi. Đó là thực tế chứ không phải là lời đe dọa. Mỹ không thể phát động chiến tranh chống lại chúng ta".
Tuy nhiên, ông Kim Jong Un cũng khẳng định vũ khí hạt nhân sẽ chỉ được sử dụng trong trường hợp an ninh của nước này bị đe dọa.
Sau đó một ngày (2/1), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã viết trên trang Twitter cá nhân: "Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mới nhấn mạnh rằng 'nút kích hoạt hạt nhân luôn nằm trên bàn làm việc' của ông ấy. Ai đó làm ơn báo với ông ta rằng tôi cũng có nút bấm hạt nhân và nó còn to và mạnh mẽ hơn rất nhiều so với của họ. Thêm nữa, nút bấm của tôi có thể hoạt động".
Dù ông chủ Nhà Trắng nhắc đến nút bấm hạt nhân nhưng thực tế, Mỹ không sử dụng loại công nghệ này. Để tiến hành một vụ tấn công hạt nhân, Tổng thống Mỹ phải sử dụng một chiếc cặp chuyên biệt cùng chuỗi mã phóng chỉ mình tổng thống có. Một quan chức cấp cao quân đội mang cặp hạt nhân luôn tháp tùng theo Tổng thống dù ông đi bất cứ đâu.
Phát biểu với báo giới ngày 2/1, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders nêu rõ chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên không thay đổi. Washington vẫn sẽ tiếp tục gây sức ép tối đa đối với Bình Nhưỡng để đảm bảo tiến trình phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên.
Tuyên bố trên được Nhà Trắng đưa ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán liên Triều có khả năng sẽ diễn ra trong tuần tới theo đề xuất của Hàn Quốc. Bà Sanders khẳng định Mỹ chia sẻ các mục tiêu tương tự với Hàn Quốc, nhưng không thay đổi các chính sách và tiến trình của mình.
Bà Sanders nhấn mạnh Mỹ và Hàn Quốc đang và sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong nỗ lực gia tăng áp lực đối với Bình Nhưỡng nhằm đạt được mục tiêu chung là việc phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên.
Trước đó cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng bày tỏ không mặn mà đối với các cuộc đối thoại liên Triều nhiều khả năng diễn ra trong tuần tới.
Người phát ngôn bộ trên Heather Nauert cho rằng việc việc tổ chức đàm phán với Triều Tiên tùy thuộc vào Hàn Quốc, nhưng Washington vẫn hoài nghi về mức độ chân thành của Bình Nhưỡng trong những cuộc đàm phán như vậy.
Theo một nguồn tin thuộc Bộ Thống nhất Hàn Quốc, một quan chức phụ trách liên lạc của nước này đã thử tiếp xúc với phía Triều Tiên thông qua một đường dây nóng tại làng đình chiến Panmunjom ở biên giới giữa hai nước, nhưng chưa nhận được hồi đáp nào.
Nhà nghiên cứu cấp cao Cheong Seong-chang thuộc Viện Sejong của Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên có thể không chấp nhận thời điểm đàm phán do phía Hàn Quốc đưa ra là ngày 9/1 do sinh nhật của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rơi vào ngày 8/1, đồng thời nhận định Bình Nhưỡng có thể đề nghị một thời điểm khác.
Theo đài phát thanh nhà nước Triều Tiên ngày 3/1, người đứng đầu cơ quan phụ trách giải quyết các vấn đề liên Triều thông báo sẽ mở kênh đối thoại tại làng đình chiến Panmunjeom ở biên giới hai nước vào lúc 15h00 (giờ địa phương), tức 13h00 (giờ Việt Nam). Động thái trên của Triều Tiên diễn ra giữa lúc quan hệ liên Triều có nhiều tín hiệu tích cực.
Quan chức Triều Tiên cho biết hai nước sẽ thảo luận về các vấn đề thực tế liên quan tới đề xuất cử phái đoàn Triều Tiên tham dự Thế vận hội mùa đông tại Pyeongchang, Hàn Quốc diễn ra tháng 2 năm nay.
Tuyên bố nối lại liên lạc với Hàn Quốc được Triều Tiên đưa ra nhiều giờ sau khi t=Tổng thống Mỹ một lần nữa lại có những phát ngôn giễu cợt với nhà lãnh đạo Kim Jong Un trên Twitter
Theo Reuters, mặc dù tỏ ý sẵn sàng để ngỏ cánh cửa đối thoại về việc cử phái đoàn tham dự Thế vận hội mùa đông 2018, ông Kim Jong Un vẫn cảnh báo cứng rắn về việc Triều Tiên sẽ tiếp tục thúc đẩy việc "sản xuất hàng loạt" các đầu đạn hạt nhân để thách thức các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Mỹ là quốc gia đầu tiên sở hữu vũ khí hạt nhân và cũng là nơi khai sinh chiếc vali hạt nhân đầu tiên. Trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, Tổng thống John F. Kennedy lo ngại những phần tử cực đoan trong giới lãnh đạo Mỹ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công Liên Xô mà không được sự chấp thuận của ông. Ngoài ra, JFK cũng muốn mình có thể phát động cuộc tấn công hạt nhân chiến lược ở mọi nơi. Vali hạt nhân ra đời từ đó.
Trong khi đó, tên gọi "The Football" xuất phát từ "Dropkick", mật hiệu của một kế hoạch chiến tranh hạt nhân tối mật, theo cựu Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara. Để khởi động Dropkick, cần một trong số những chiếc vali "The Football" này.
Binh sĩ được lựa chọn để xách chiếc vali tối quan trọng của tổng thống phải trải qua huấn luyện để có thể hỗ trợ ông chủ Nhà Trắng trắng ngay lập tức trong trường hợp tấn công hạt nhân xảy ra.
Những gì đựng bên trong vali hạt nhân chưa bao giờ được chính phủ Mỹ công bố. Tuy nhiên, người ta cho rằng nó chứa các thiết bị phát sóng vệ tinh và tài liệu, giúp tổng thống Mỹ đưa ra quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân vào mục tiêu nào.
Bên trong vali được cho là có mã cần thiết để phóng vũ khí hạt nhân chiến lược vào danh sách các mục tiêu được thiết lập từ trước. Một số nguồn tin cho biết, vali hạt nhân được làm bằng chất liệu titan siêu chắc, nặng 18 kg, kích thước 45x35x25 cm. Nó được khóa mật mã và luôn ở bên tổng thống Mỹ. Mỗi chuỗi mã phóng ứng với một hoặc một loạt vũ khí hạt nhân nhằm vào các mục tiêu đã định trước.
Để khởi động một cuộc tấn công hạt nhân, tổng thống Mỹ phải xác nhận danh tính bằng cách sử dụng mã số in trên tấm thẻ nhựa mà ông chủ Nhà Trắng luôn mang bên mình. Tấm thẻ này có biệt danh là "The Biscuit".
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.