TP. HCM lên kịch bản sau 15 ngày giãn cách, có thể sẽ tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16
Bảo Duy -
14/07/2021 07:57 (GMT+7)
(VNF) - Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP. HCM vừa tổ chức họp báo cung cấp thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn TP.
TP. HCM lên kịch bản sau 15 ngày giãn cách, có thể sẽ tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16.
Huy động Viettel Post, VNPost, doanh nghiệp logistic bán lương thực thực phẩm
Trả lời câu hỏi của các PV về hoạt động cung ứng hàng hóa trên địa bàn, Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Nguyên Phương cho biết, lượng lương thực thực phẩm chuyển về TP trong ngày 13/7 đạt khoảng 1.900 tấn, tăng 100 tấn so với ngày 12/7, trong đó chủ yếu là thực phẩm tươi sống.
TP. Thủ Đức đã triển khai xong điểm tập kết trung chuyển hàng hóa tại 2 bãi container của chợ đầu mối Thủ Đức để đưa hàng hóa về cho các chợ truyền thống. Để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, điểm tập kết chỉ là nơi trung chuyển hàng hóa, các thương nhân liên lạc thông tin qua điện thoại và không phát sinh giao dịch tại bãi tập kết. Đồng thời, tất cả những người có liên quan đến hoạt động tại điểm tập kết như lái xe, người bốc xếp…đều được xét nghiệm và kết quả âm tính với Covid-19, được kiểm soát chặt chẽ trước khi ra/vào.
Theo Sở Công Thương, trong ngày 12/7, có 68/324 chợ truyền thống còn hoạt động và 4 siêu thị tạm ngừng hoạt động. Riêng ngày 13/7, còn 39 chợ truyền thống hoạt động và 6 siêu thị tạm ngừng hoạt động. Những ngày qua, hệ thống phân phối hiện đại phải tăng 1,5 - 5 lần so với trước đây.
Để khắc phục khó khăn về kênh phân phối, Sở đã vận động nguồn lực hỗ trợ từ doanh nghiệp. Trong đó, Tổng công ty Cổ phần bưu chính Viettel (Viettel Post) và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) đã hỗ trợ bằng cách đưa các bưu cục ở địa phương trở thành điểm bán hàng lưu động. Cụ thể, Viettel Post hỗ trợ 34 điểm bán, Việt Nam Post dự kiến đăng ký 200 điểm bán. Sở Công thương phụ trách đưa hàng hóa tới các điểm bán này để phục vụ người dân.
Ngoài ra, Sở phối hợp với các doanh nghiệp logistic tổ chức bán hàng lưu động. Trong ngày 13/7 đã tổ chức 24 điểm bán với 30 lượt xe, chủ yếu cung cấp hàng hóa thiết yếu cho các địa bàn gặp khó khăn về hệ thống phân phối.
Giải đáp về tình trạng nhu cầu mua hàng online rất cao nhưng đáp ứng lại rất hạn chế, một số siêu thị sau nhiều ngày mới giao hàng hoặc báo hủy đơn, Phó giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Nguyên Phương cho hay, phần mềm đặt hàng online tại các siêu thị vẫn hoạt động bình thường, vấn đề ở đây chính là sự thiếu hụt lực lượng nhân viên phụ trách các đơn hàng online do một số siêu thị có liên quan đến ca Covid-19 phải tạm ngừng hoạt động và các địa phương đang siết chặt giãn cách nên việc nhân công đi lại khó khăn…
Để khắc phục tạm thời tình trạng này, Sở đã triển khai cung cấp số điện thoại đầu mối tại các siêu thị, cửa hàng về các địa phương để tiếp nhận phản hồi kịp thời. Đồng thời, triển khai bán các mặt hàng thiết yếu theo hình thức combo giúp thuận lợi hơn cho việc mua hàng và giao hàng.
Riêng phương án mở cửa lại các chợ truyền thống để giảm tải nhu cầu hàng hóa tại các siêu thị, theo ngành Công Thương, chợ truyền thống có lượng hàng hóa và số người giao dịch rất lớn, nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao, khó kiểm soát. Vì vậy, căn cứ theo tình hình thực tế tại địa phương, các quận - huyện sẽ chủ động quyết định tạm dừng hoặc mở cửa trở lại các chợ truyền thống theo hướng đảm bảo các tiêu chí về an toàn phòng chống dịch bệnh.
Ngành Công Thương đề nghị các địa phương xem xét tận dụng cơ sở vật chất tại các chợ truyền thống đang ngừng hoạt động để bố trí cho 2-10 tiểu thương buôn bán giãn cách. Các tiểu thương này phải có kinh nghiệm, năng lực kinh doanh thực phẩm tươi sống và có xét nghiệm âm tính với Covid-19. Người dân sẽ được phát phiếu mua hàng theo giờ, không tiếp xúc trực tiếp với tiểu thương để đảm bảo phòng chống dịch.
TP. HCM lên ba kịch bản sau 15 ngày áp dụng Chỉ thị 16
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Phan Văn Mãi, từ khi thực hiện Chỉ thị 16, TP đã tập hợp các dữ liệu một cách có hệ thống. Trên nền dữ liệu này, TP tiến hành phân tích số ca dương, diễn biến của dịch bệnh. Đây chính là cơ sở để ban chỉ đạo đề ra các biện pháp phòng, chống dịch. Hiện tại, TP đang tập trung tầm soát F0 có trọng tâm trọng điểm, tách F0 khỏi cộng đồng nhanh nhất có thể. Đồng thời, tập trung cho công tác tiêm vắc xin; tiến hành cách ly, thu dung điều trị F0 và tập trung các nguồn lực điều trị bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng hoặc diễn biến nặng.
Về những tình huống có thể xảy ra sau 15 ngày thực hiện Chỉ thị 16, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ cho biết, TP dự đoán sẽ có 3 tình huống.
Thứ nhất, dịch bệnh được kiểm soát, TP thực hiện điều chỉnh giải pháp phòng, chống dịch theo thực tế.
Thứ hai, dịch bệnh chưa được kiểm soát, tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 hoặc áp dụng Chỉ thị 16 tăng cường ở một số địa bàn.
Thứ ba, dịch gia tăng mạnh, TP đã tính đến tình huống phải siết chặt phong tỏa và đề xuất với Trung ương để quyết định giải pháp phù hợp.
Dù tình huống nào xảy ra, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ nhấn mạnh: “Chúng ta vẫn phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 và triệt để yêu cầu 5K, nhất là khoảng ‘thời gian vàng’ này. Các cơ quan chức năng, lực lượng công tác trực tiếp tham gia phòng chống dịch phải thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ để đạt hiệu quả cao nhất".
Nhằm đạt được kết quả cao nhất, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ mong rằng, người dân TP, các cấp, các ngành, tổ chức tiếp tục chung sức, đồng lòng thực hiện tốt các quy định trong 10 ngày còn lại.
Trong thời gian tới, TP sẽ rà soát các kế hoạch, phương án nhằm đảm bảo cung ứng đủ hàng hoá, cơ sở vật chất, trang thiết bị điều trị, hỗ trợ cho những người đang khó khăn,…
(VNF) - Trong bản Tuyên bố chung được ký kết nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, Việt Nam và Trung Quốc đã cam kết tăng cường hợp tác toàn diện, sâu rộng và thực chất trên hàng loạt lĩnh vực kinh tế, từ thương mại nông sản đến phát triển công nghệ cao, tài chính, đầu tư và đổi mới sáng tạo.
(VNF) - Bộ Chính trị vừa ban hành Chỉ thị số 45 về công tác nhân sự chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, quy định rõ về độ tuổi, thời gian công tác và cơ cấu nhân sự tham gia cấp ủy, chính quyền, MTTQ, nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo trong giai đoạn mới.
(VNF) - Từ năm 2025, toàn bộ mô hình hành chính trung gian như thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, quận, huyện, thị xã, thị trấn sẽ bị xóa bỏ. Đây là nội dung trọng tâm trong Đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính vừa được Thủ tướng phê duyệt.
(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam, ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam.
(VNF) - TS Trần Đình Thiên khẳng định việc triển khai các công trình APEC 2027 tại Phú Quốc là nhiệm vụ cấp bách với sự chủ động của địa phương, đặc biệt trong công tác tạo điều kiện và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ, để góp phần kiến tạo một đô thị toàn cầu trong tương lai.
(VNF) - Công an tỉnh Hưng Yên ngày 14/4 cho biết cơ quan Công an đã khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Yên Mỹ do thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án hình sự xảy ra tại Trung tâm Y tế huyện Yên Mỹ.
(VNF) - Cùng với hợp tác mua, thuê, thuê mua máy bay, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn máy bay Trung Quốc hợp tác đầu tư các trung tâm bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy bay tại Việt Nam.
(VNF) - Trong triển khai sắp xếp đơn vị hành chính, Tổng Bí thư yêu cầu nắm chắc tình hình triển khai ở cơ sở, nhất là việc sáp nhập xã, bố trí cán bộ sau khi sáp nhập tỉnh, tổ chức đại hội đảng bộ các cấp.
(VNF) - Chủ tịch Quốc hội cho rằng việc báo chí công khai 28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương và thủ phủ của các tỉnh thành là phương pháp lấy ý kiến của nhân dân.
(VNF) - Ngày 14/4, tai phiên tòa phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2), bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo đồng phạm nói lời sau cùng trước khi hội đồng xét xử vào nghị án.
(VNF) - Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi, Chính phủ đề xuất phân quyền cho Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân. Thẩm quyền này đang thuộc Quốc hội, theo luật hiện hành.
(VNF) - Gia đình ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, vừa chuyển 100 tỷ đồng vào tài khoản của Cục Thi hành án dân sự Hà Nội để khắc phục hậu quả vụ án.
(VNF) - Trung ương thống nhất giảm 60 - 70% đơn vị hành chính cấp xã. Hiện cả nước còn 10.035 đơn vị hành chính cấp xã, sau phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chốt số lượng cụ thể bao nhiêu xã được sắp xếp.
(VNF) - Trung ương thống nhất chủ trương cả nước còn 34 tỉnh thành, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Có 11 địa phương giữ nguyên và 52 địa phương sáp nhập thành 23 tỉnh, thành.
(VNF) - Nhiều phường tại TP.HCM đang tổ chức lấy ý kiến người dân về việc sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM, đồng thời khảo sát phương án sắp xếp lại các phường, xã thành các đơn vị hành chính cơ sở mới.
(VNF) - Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, các tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên, Bắc Kạn và Thái Nguyên đang chuẩn bị phương án sáp nhập, với trọng tâm là bố trí cán bộ, hạ tầng kết nối và lấy ý kiến cử tri.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu cần có chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành tại Việt Nam và so với quốc tế trong việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.
(VNF) - Trong bản Tuyên bố chung được ký kết nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, Việt Nam và Trung Quốc đã cam kết tăng cường hợp tác toàn diện, sâu rộng và thực chất trên hàng loạt lĩnh vực kinh tế, từ thương mại nông sản đến phát triển công nghệ cao, tài chính, đầu tư và đổi mới sáng tạo.