Thủ tướng: 'Giải quyết vấn đề kinh tế bằng biện pháp kinh tế'
(VNF) - Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, giải quyết các vấn đề kinh tế bằng biện pháp kinh tế.
Số liệu báo cáo 8 tháng năm 2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) cho thấy, vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ là vùng thu hút vốn FDI nhiều nhất, đạt khoảng 6,84 tỷ USD, chiếm 40,76% tổng vốn đăng ký.
Trong đó, TP. HCM dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,7 tỷ USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Bà Cao Thị Phi Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. HCM (ITPC), cho biết, ở giai đoạn đầu, Việt Nam trong bối cảnh mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài nên kết quả thu hút vốn FDI còn ít (214 dự án với vốn đăng ký cấp mới là 1,6 tỷ đồng), FDI chưa tác động đến tình hình kinh tế - xã hội đất nước. Các nhà đầu tư tại TP bắt đầu thăm dò thị trường và theo xu hướng tăng theo từng năm. Những năm tiếp theo có đặc trưng từng giai đoạn và nhìn chung là tăng trường ổn định ở mức cao.
Nhờ triển khai đồng bộ các chính sách, thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, tái cấu trúc nền kinh tế và giải quyết các khoản nợ xấu, tăng tính thanh khoản của thị trường bất động sản đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi môi trường kinh doanh, đầu tư trong nước. Đây là một yếu tố quan trọng tạo đà cho hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới.
Hiện nay TP có 115 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư với 10.925 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đạt 78,32 tỷ USD, bà Vân cho biết thêm.
Bà Cao Thị Phi Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. HCM (ITPC)
Ông Leif Schneider, Trưởng Tiểu ban pháp luật Hiệp hội các doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) nhận xét, với ưu thế về lực lượng lao động lớn với chi phí tương đối thấp, TP. HCM đang thu hút một làn sóng nhà đầu tư mới để tìm hiểu cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy qua theo dõi, có thể thấy TP liên tục đứng đầu về số liệu đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với con số là 3,74 tỷ USD vào năm 2021 và đến thời điểm tháng 8/2022 là 2,7 tỷ USD.
Tuy nhiên, trước thực trạng bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới, TP vẫn cần có những giải pháp tốt hơn nữa để tạo đà cho hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài.
Hiện nay, các dự án đầu tư nước ngoài vẫn còn gặp khó khăn khi áp dụng quy định, quy tắc và thủ tục. Đặc biệt, nhà đầu tư thường phải đối mặt với thời gian không xác định của các thủ tục cấp phép (hoặc phê duyệt M&A). Bên cạnh đó, trình độ học vấn tổng thể nguồn nhân lực chưa cao, bất đồng về ngôn ngữ đã gây khó khăn trong quá trình giao tiếp và trực tiếp đến quá trình làm việc.
Yếu tố con người được xem là tiên quyết, thị trường lao động sẽ phải thích ứng với yêu cầu ngày càng cao trong giáo dục và đào tạo. Ngoài ra, TP cần tiếp tục nỗ lực trải “thảm đỏ”, cải thiện cơ sở hạ tầng trong nước để hỗ trợ việc phát triển các hoạt động thương mại và sản xuất đang gia tăng trong vùng đô thị, ông Leif Schneider đề xuất.
Bà Mai Phong Lan, Đại diện Sở KHĐT TP. HCM cũng cho biết TP đang phải đối mặt với một số khó khăn lớn, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của thành phố như sức ép lạm phát từ việc tăng giá nguyên, nhiên, vật liệu trên thế giới gây áp lực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế; hệ thống cơ sở hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đặc biệt là hạ tầng giao thông, hạ tầng dịch vụ có nhiều thua kém và tỷ lệ lấp đầy của khu công nghệ cao, các khu chế xuất – khu công nghiệp luôn ở mức cao, quỹ đất để thu hút các dự án phục vụ sản xuất công nghiệp không còn nhiều.
Vì vậy hiện nay, TP. HCM đã triển khai những bước chuyển dịch mới. "Các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản cũng như hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ và thông tin truyền thông đang được TP đẩy mạnh xúc tiến", bà Lan cho biết thêm.
TS. Phan Hữu Thắng – Chủ tịch Viện Nghiên cứu đầu tư quốc tế, Nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KHĐT cho rằng, để đón làn sóng đầu tư trong bối cảnh mới, TP cần chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về chất lượng và số lượng cho nhiều lĩnh vực, tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại để thu hút đầu tư nước ngoài.
![]() TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.Ngày 15/9, tại Diễn đàn hỗ trợ Đầu tư và Tổng kết chuỗi sự kiện xúc tiến đầu tư năm 2022 tổ chức tại TP. HCM, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định: “Để có thể thu hút mạnh mẽ các FDI mới, tiềm năng, hầu hết các nhà đầu tư cho rằng TP. HCM cần giải quyết những vướng mắc, trì trệ trong thủ tục, quy trình; cải thiện hơn về khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư cùng với đó thúc đẩy hơn sự phát triển của các lĩnh vực mới như công nghệ, tài chính, hạ tầng đô thị…” |
(VNF) - Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, giải quyết các vấn đề kinh tế bằng biện pháp kinh tế.
(VNF) - Nhờ những tiềm năng vượt trội trong nhiều lĩnh vực quan trọng như năng lượng, sản xuất xe điện, y tế,… cũng như được nhận định có dư địa tăng giá trong tương lai, bạc dần trở thành một kênh đầu tư tích trữ mới trên thị trường, nhất là khi giá vàng tăng cao kỷ lục đạt hơn 100 triệu đồng/lượng.
(VNF) - 15 năm sau ngày khởi công, Thủy điện Hồi Xuân (ở Thanh Hóa) vẫn “án binh bất động”, chưa xong việc GPMB. Bên cạnh việc sử dụng vốn vay từ ngân hàng nước ngoài và cả ngân hàng trong nước cũng đang đọng vốn trăm tỷ đồng tại dự án.
(VNF) - Theo dự thảo Nghị quyết mới nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính, số xã, phường trên cả nước giảm từ 10.035 xuống khoảng 5.000.
(VNF) - Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra về trách nhiệm quản lý nhà nước trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng tại TP. HCM. Đồng thời yêu cầu, quá trình kiểm tra, rà soát và thực hiện kết luận thanh tra, nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm hình sự, phải chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra để xử lý theo quy định pháp luật.
(VNF) - Giá bán lẻ điện sẽ được điều chỉnh tối thiểu 3 tháng/lần. Mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh.
(VNF) - Theo báo cáo công bố ngày 1/4/2025 của Công ty S&P Global Market Intelligence, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI ) ngành sản xuất Việt Nam đạt 50,5 điểm trong tháng 3. Đây là mức tăng đáng chú ý sau 3 tháng liên tiếp nằm dưới ngưỡng 50 – mốc được xem là ranh giới giữa mở rộng và thu hẹp sản xuất.
(VNF) - TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, cho rằng sự phát triển của kinh tế tư nhân hiện còn gặp nhiều rào cản, lớn nhất là sự tắc nghẽn do thể chế, quy định pháp luật.
(VNF) - Bộ Tài chính ước tính giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm 2025 đến ngày 31/3/2025 là 78.712 tỷ đồng, đạt 8,98% kế hoạch, đạt 9,53% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
(VNF) - Thường trực Chính phủ thống nhất xem xét tạo điều kiện cho người Việt Nam ở nước ngoài có nguyện vọng quay trở lại quốc tịch Việt Nam.
(VNF) - Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý nghiêm trách nhiệm đối với Bộ trưởng, Thứ trưởng được phân công phụ trách 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 theo từng thời kỳ.
(VNF) - Trong 10 tỉnh thành có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, Bắc Ninh xếp đầu bảng với diện tích chỉ 822,7 km², còn thành phố trực thuộc TW bé nhất là Đà Nẵng với 1285,4 km²
(VNF) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết kỳ họp thứ 9 của Quốc hội dự kiến diễn ra trong 35,5 ngày và sẽ bắt đầu từ ngày 5/5.
(VNF) - UBND TP. HCM vừa ký văn bản chỉ đạo các sở, ngành chức năng tổ chức thực hiện kết luận thanh tra của Thanh tra thành phố đối về hoạt động của Trường tiểu học, THCS, THPT quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN).
(VNF) - Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm tại dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức đến Bộ Công an xem xét điều tra.
(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
(VNF) - Trong số các mỏ khoáng sản mới được tìm thấy ở Việt Nam, có tới 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn, cùng với đó là nhiều mỏ đất hiếm quan trọng.
(VNF) - Một trong những nỗi khổ lớn nhất khiến doanh nghiệp tư nhân “chùn bước” là tình trạng cài cắm giấy phép con. Một số lĩnh vực, ngành nghề như y tế, giáo dục, xây dựng, bất động sản và sản xuất thực phẩm là những lĩnh vực có nhiều “giấy phép con” nhất.
(VNF) - Giai đoạn 1 của sân bay Long Thành có tổng mức đầu tư gần 109.717 tỷ đồng (tương đương 4,69 triệu USD), tăng thêm khoảng 606 tỷ so với quyết định năm 2020.
(VNF) - Thủ tướng lưu ý quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể liên quan các dự án tồn động kéo dài cần làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó, đánh chuột nhưng không vỡ bình.
(VNF) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chủ trương sáp nhập các tỉnh, thành là cuộc cách mạng, bước đột phá về thể chế chuẩn bị cho “tầm nhìn trăm năm” phát triển đất nước.
(VNF) - Khảo sát dự án Bến cảng Liên Chiểu, Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý Đà Nẵng việc xây dựng dự án này theo hướng ứng dụng với công năng đa ngành, đa lĩnh vực, quy hoạch tổng thể và lâu dài.
(VNF) - Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội khẳng định: Nếu có chính sách hỗ trợ tốt, mỗi DN luôn nỗ lực sáng tạo, trong tương lai, nhiều doanh nghiệp nhỏ hôm nay có thể trở thành những "kỳ lân" của Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới.
(VNF) - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Phải xác định kinh tế tư nhân là chiến lược, là chính sách lâu dài, là động lực phát triển quan trọng nhất hiện nay”.
(VNF) - 11 tỉnh thành được đề xuất giữ nguyên theo nội dung tờ trình và dự thảo về sắp xếp đơn vị hành chính mà Bộ Nội vụ vừa hoàn tất.
(VNF) - Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, giải quyết các vấn đề kinh tế bằng biện pháp kinh tế.
(VNF) - Dự án Sun Urban City 35.000 tỷ đồng của Sun Group đang bước vào giai đoạn hoàn thiện để kịp vận hành công viên nước Sun World dịp 30/4 cũng như bàn giao những căn hộ đầu tiên vào tháng 6.