Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội khóa XV cho hay những vấn đề được thảo luận tại hội nghị và đặc biệt là kết luận của Thủ tướng sẽ gửi đi một thông điệp mạnh mẽ cho quốc dân đồng bào cũng như cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng Việt Nam sẽ không để đại dịch kìm chân, virus sẽ không thể buộc Việt Nam phải đóng cửa nền kinh tế, Việt Nam đã, đang và sẽ là điểm đến hàng đầu của các nhà đầu tư.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, việc điều chỉnh chiến lược chống dịch từ "không Covid" sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid hay theo cách nói của thế giới là “sống chung với Covid” là rất đúng đắn, kịp thời. Cùng với đó là sự quyết đoán của Thủ tướng trong việc điều chỉnh chiến lược vắc xin, gia tăng nguồn cung và đẩy mạnh tốc độ tiêm, tiêm đúng tiêm đúng các nhóm đối tượng cần ưu tiên nhất.
Việc điều chỉnh chiến lược điều trị đã được thực hiện theo hướng đánh chặn từ xa, từ sớm các nguy cơ bằng việc triển khai các trạm y tế lưu động, thiết lập các nhóm y tư vấn chăm sóc y tế cộng đồng; điều chỉnh các biện pháp khoanh vùng, cách ly theo hướng bám sát thực tiễn, thu hẹp phạm vi, linh hoạt, tạo điều kiện cho người dân nâng cao tính tuân thủ.
"Tất cả những điều này đã mang lại những kết quả khích lệ như chúng ta thấy trong khoảng 2 tuần qua. Các chỉ số đều thể hiện xu hướng rất tích cực. Đó là cơ sở bước đầu vững chắc để Chính phủ quyết định khởi động quy trình nới lỏng giãn cách, khôi phục lại các hoạt động sản xuất kinh doanh đã bị ngưng trệ kéo dài, đặc biệt là ở TP. HCM và các tỉnh phía Nam", ông Tiến Lộc nhận định.
Ông Vũ Tiến Lộc khẳng định “Mở cửa” là mệnh lệnh của cuộc sống. Đây chính là “thời gian vàng” để giải cứu doanh nghiệp.
"Sức chống chịu của các doanh nghiệp và nền kinh tế ... đang tiến tới ngưỡng tới hạn và mở cửa là “cỗ máy trợ thở” lớn nhất cho các doanh nghiệp. Mở cửa chậm hơn là chúng ta sẽ phải trả giá đắt hơn rất nhiều và khi các doanh nghiệp của chúng ta đã quá kiệt quệ, phải ra đi sẽ khó bề trở lại và các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ chuyển hướng đầu tư", ông Lộc nói.
Tuy nhiên, mở cửa không có nghĩa là chủ quan, là mất an toàn. Ngược lại, chính vì thấy đã an toàn và có cơ sở để duy trì cũng như nâng cao hơn nữa sự an toàn này nên mới đặt vấn đề mở cửa. Việc Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các bộ ngành khác và cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, soạn thảo “Hướng dẫn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19” chính là để bảo đảm an toàn, vì có an toàn mới mở cửa nền kinh tế và các hoạt động dân sinh được. Đây cũng là xu hướng chung của khu vực và trên thế giới.
Việc tiếp theo sau khi ban hành Hướng dẫn mới này, có thể hiểu đây là cẩm nang sống chung an toàn với dịch, là tổ chức thực hiện một cách khẩn trương, nhất quán ở tất cả các ngành, các địa phương và các cấp chính quyền.
“Không thể để mỗi nơi một phách, “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “cấm chợ, ngăn sông”, “một ngõ có F0, cả làng phong tỏa”... gây khó cho dân, gây chết oan cho doanh nghiệp, như đã từng xảy ra ở không ít địa phương trong những tháng ngày qua”, ông Lộc kiến nghị.
Trước những khó khăn của doanh nghiệp, TS. Vũ Tiến Lộc đề nghị Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, ngành và đại diện cộng đồng doanh nghiệp rà xét lại để hoàn thiện nội dung bản hướng dẫn theo hướng: Những nội dung nào mà hướng dẫn này trực tiếp quy định hoặc dẫn chiếu đến đã lạc hậu vì dựa trên tư duy "không Covid" hay còn vấn vương tư duy "không Covid" thì cần phải được chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật và tập hợp lại trong một văn bản mới thống nhất, chứ không để các quy định chồng chéo, trăm hoa đua nở, rất khó theo dõi, rất khó tuân thủ, khó áp dụng như hiện nay.
“Tôi đề nghị bản hướng dẫn này tốt nhất nên được công bố ngay trong tuần tới”, ông Lộc nói.
Ông Lộc hoan nghênh Chính phủ ngày 9/9 vừa qua đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh. Nghị quyết đã rất bao trùm, tổng thể, nhưng cộng đồng doanh nghiệp vẫn thấy nuối tiếc, khi mới chỉ thấy quan điểm, định hướng mà chưa thấy các giải pháp cụ thể trong Nghị quyết và vẫn phải chờ đề án của các bộ ngành trình, trong khi doanh nghiệp hàng ngày, hàng giờ đang trông đợi, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”.
“Chính sách ra sớm một ngày, hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp được cứu sống, chậm một ngày thì hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp có thể đã ra đi. Trong Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu các Bộ, Ngành phải hoàn thành đề án thực hiện Nghị quyết 105 trong tháng 9. Hôm nay, ngày 26 rồi, không biết bao nhiêu bộ đã hoàn thành?”, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nhận định.
TS. Vũ Tiến Lộc cũng kiến nghị cần tái cấu trúc lại Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19, bổ sung thêm các lực lượng kinh tế tham gia vào Ban chỉ đạo.
Đồng thời, đổi tên Ban chỉ đạo thành Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống Covid-19 và phục hồi kinh tế do Thủ tướng đích thân làm Tổng Tư lệnh vì nhiệm vụ phục hồi kinh tế là việc hệ trọng hàng đầu không kém gì việc phòng ngừa dịch bệnh.
“Tôi đề nghị ở các địa phương cũng thống nhất mô hình như thế, để bảo đảm cho mỗi một quyết định ở cấp cao nhất ở trung ương hay các địa phương, trong bối cảnh hiện nay, cũng cần phải được xem xét thấu đáo cả trên góc độ kinh tế và y tế”, ông Lộc nói.
Ngoài ra, ông Lộc đề nghị Thủ tướng và Chính phủ khi giao nhiệm vụ cho các địa phương cũng cần phải làm nhiệm vụ kép chứ không phải chỉ có mỗi mục tiêu chống dịch.
Các địa phương phải vừa bảo đảm phòng chống được dịch bệnh, vừa cố gắng duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh, trong điều kiện có thể, để lo sinh kế cho dân.
“Để cho dân nhiễm bệnh hay để cho doanh nghiệp kiệt quệ, để cho dân đói, cán bộ chính quyền đều có lỗi. Khen chê, thưởng phạt cán bộ và các cấp chính quyền cần phải dựa trên tiêu chí kép này”, Chủ tịch VIAC nhấn mạnh.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.