Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Khi nói về những thay đổi cơ chế, chính sách, ông đã từng nói một câu là con đường dài nhất ở Việt Nam không phải từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau mà là từ lời nói đến việc làm...
Đó là lần tôi phát biểu tại phiên thảo luận tại Hội trường Quốc hội khóa XIII về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015. Khi đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có báo cáo về việc 18 bộ, ngành, 50 tỉnh, thành phố đã không gửi báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh trang quốc gia trong quý I theo đúng quy định...
Tôi đã nói, Chính phủ chưa thành công trong việc thiết lập kỷ luật thực thi trong hệ thống hành chính khi nhiều vị tư lệnh ngành và người đứng đầu một số địa phương đã không triển khai nghiêm túc chương trình hành động thực hiện cải cách thể chế theo nghị quyết của Chính phủ.
Cần phải nhắc lại, năm 2014, phiên bản đầu tiên của Nghị quyết 19 được ban hành với mục tiêu đầy áp lực là chạy đua để vào nhóm nước đứng đầu ASEAN về môi trường kinh doanh thuận lợi. Sau nhiều năm, một số lĩnh vực dù được chỉ đích danh là cản trở hoạt động sản xuất - kinh doanh, làm khó doanh nghiệp, cần thay đổi… nhưng vẫn không thay đổi được, dù đó chỉ là những thông tư của cấp bộ.
Nhưng bối cảnh đã thay đổi, dịch bệnh đặt không chỉ người dân, doanh nghiệp mà còn đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước vào thế buộc phải thay đổi, phải dấn thân, hay như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nói trong cuộc làm việc với các bộ, ngành hồi tháng 4/2021, đó là quán triệt nguyên tắc “3 không” khi điều hành để giải quyết công việc, đặc biệt khi tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương. Đó là, không nói không, không nói khó và không nói có nhưng không làm... Trong phiên họp thường kỳ tháng 5-2021, Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương thảo luận các vấn đề trên tinh thần nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật; người dân, doanh nghiệp hưởng ứng thật và được thụ hưởng thật các thành quả...
Nhưng thưa ông, Thủ tướng vẫn phải nhắc tới con số 13 bộ, ngành, địa phương chưa hoàn tất yêu cầu rà soát, đề xuất phương án xử lý, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung các quy định, văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ vướng mắc?
Tôi muốn nhắc lại hành trình của hàng ngàn giấy phép con, điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành được đơn giản hoá và cắt bỏ trong giai đoạn 2016 - 2020.
Hai năm đầu, các kế hoạch về đích đúng hạn, nhưng hiệu quả thấp, nhiều nội dung bãi bỏ trong thông tư đưa lên cấp nghị định để xử lý yêu cầu về tính pháp lý, chứ không phải vì tính cần thiết của quy định. Mấu chốt vấn đề ở đây lợi ích của cơ quan có quyền cho phép cấp phép, lợi ích của những doanh nghiệp đã được cấp phép... khiến các cơ quan quản lý ít có động lực tự cắt bỏ quyền lợi của mình.
Chỉ khi Chính phủ sử dụng đề xuất của CIEM và VCCI về việc áp đặt mục tiêu cắt giảm 50-60% điều kiện kinh doanh vào năm 2018, giao nhiệm vụ thực hiện cho các bộ, ngành, địa phương, thì tình hình thay đổi. Kết quả là, nhiệm kỳ 2016 - 2020 được ghi nhận là một nhiệm kỳ mà công cuộc cải cách được thúc đẩy, sức nóng cải cách được lan tỏa tới các cấp thực thi.
Tôi cũng đang nhìn thấy cách điều hành tương tự với yêu cầu rà soát, cắt giảm các dự án đầu tư công theo Chỉ thị 13/CT-TTg về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 mà Thủ tướng vừa ban hành.
Theo đó, tổng mức vốn ngân sách thuộc dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn này là 2,87 triệu tỷ đồng chỉ dành cho khoảng 5.000 dự án. Các bộ, ngành sẽ phải chủ động tính toán, cân nhắc không chỉ ở góc độ hiệu quả, sự cần thiết... của dự án mà cả cách thức, khả năng thực hiện. Vì nếu địa phương này tích cực đẩy tiến độ phần dự án hạ tầng giao thông trên địa bàn mình, nhưng địa phương lân cận lại không phối hợp giải phóng mặt bằng, tiến độ dự án hoặc vướng thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng... thì hiệu quả sẽ bằng không, chưa kể sẽ bị xem xét điều chuyển vốn nếu bị chậm tiến độ.
Khi Chính phủ được kiện toàn vào tháng 4/2021, ông đã kỳ vọng người đứng đầu Chính phủ sẽ thúc đẩy một Chính phủ hành động. Cho đến thời điểm này, ông đã nhìn thấy một Chính phủ hành động?
Mọi đánh giá cần phải có thời gian, nhưng rõ ràng, dư địa đang rất rộng cho những con người sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong hệ thống quản lý nhà nước. Tôi muốn chia sẻ quan điểm là vị thế địa kinh tế, địa chính trị, tài nguyên, nguồn lao động dồi dào và với chi phí thấp sẽ không còn là những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong những thập kỷ tới. Đổi mới, sáng tạo phải là trái tim của nền kinh tế Việt Nam và đổi mới sáng tạo phải bắt đầu từ doanh nghiệp. Muốn vậy, Nhà nước có trách nhiệm tạo ra một thể chế tốt, khuyến khích cạnh tranh sáng tạo và công bằng.
Thực tế, nhiều ý tưởng, mô hình kinh doanh mới xuất hiện vượt ra ngoài quy định hiện hành, nhiều dự án không thể chỉ đánh giá hiệu quả đơn thuần theo góc nhìn hiện tại...
Nếu các cơ quan quản lý, công chức thực thi chỉ dùng quy định hiện hành để soi chiếu, sẽ không có đất cho các ý tưởng này. Nhưng nếu công chức có tư duy vì sự phát triển của doanh nghiệp, vì lợi ích chung của nền kinh tế, họ sẽ tìm xem quy trình, quy định nào phù hợp... để đề xuất thay đổi thay vì giữ cái ghế của mình.
Hoặc có những chính sách ưu đãi các ngành nghề không còn phù hợp với giai đoạn phát triển mới, cần phải thay đổi, nhưng chưa đến kỳ rà soát hoặc văn bản vừa mới ban hành, nếu không có cơ chế khuyến khích, đánh giá chất lượng công việc theo hiệu quả, tác động của các đề xuất chính sách, sẽ hiếm cơ quan nào muốn mua dây buộc mình...
Ở đây, cũng phải nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu vô cùng quan trọng. Nhiều người vẫn nhắc đến câu nói của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đại ý là trước khi quyết định những điều gì còn lưỡng lự, thì nên chọn dân chứ không chọn ghế...
Nhưng phải thừa nhận, ranh giới giữa dám làm và vụ lợi rất mong manh, chưa kể rủi ro về uy tín, việc làm mà công chức phải đối mặt, thưa ông?
Đúng vậy. Trong nhiều trường hợp, khó khăn, rủi ro mà doanh nghiệp phải gánh lại đến từ tư duy Nhà nước quản lý, tư duy giữ an toàn cho cơ quan quản lý nhà nước, cho công chức nhà nước.
Chúng tôi đã từng đặt câu hỏi tại sao chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc không thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp quá 1 lần trong 1 năm khó thực hiện đến vậy? Tại sao doanh nghiệp vẫn than phiền thủ tục hành chính phiền hà, phức tạp khi mà các bộ, ngành đã công bố cắt giảm rất nhiều thủ tục... Câu trả lời là nếu không làm vậy, cơ quan quản lý không biết lấy gì để... quản lý. Họ cũng không an tâm khi sử dụng thông tin của các cơ quan khác...
Ví dụ, trước năm 2018, mỗi năm Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cấp khoảng vài chục ngàn giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, năm 2015 là 35.000 giấy, 2017 là khoảng 45.000 giấy... Trung bình, một doanh nghiệp mất khoảng 10 - 30 triệu đồng, khoảng 4 tháng cho thủ tục này. Vấn đề là cơ quan quản lý chỉ cấp, nhưng không phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận này, nói cách khác, việc cấp giấy xác nhận công bố phù hợp hầu như không có ý nghĩa trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong thực tế...
Phải mất hơn 2 năm, Bộ Y tế mới đồng ý chuyển từ thủ tục cơ quan nhà nước xác nhận sang quy trình doanh nghiệp tư công bố, từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Theo tôi, có lẽ cần chế tài với những người không dám làm, bộ phận cản trở sáng tạo, bên cạnh cơ chế khen thưởng, động viên người dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, để tạo động lực và cả áp lực đổi mới, dấn thân cho từng công chức trong hệ thống chính quyền.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.