'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sáng nay (15/9), tại TP. HCM, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. HCM (ITPC) phối hợp Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã tổ chức sự kiện “Diễn đàn hỗ trợ đầu tư và tổng kết chuỗi sự kiện Xúc tiến đầu tư 2022”. Tham dự có hơn 200 đại biểu là các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, luật sư, cơ quan ban ngành và các cơ quan thông tấn báo chí.
Phát biểu khai mạc, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VIAC, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho hay, nhận diện được ý nghĩa và vai trò của nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đối với Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, triển khai nhiều giải pháp tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn, an toàn. Bản thân các doanh nghiệp cũng không ngừng hoàn thiện về mặt nhân lực, dây chuyền sản xuất để thu hút các nhà đầu tư.
Cụ thể, theo thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), trong 8 tháng đầu năm 2022, nhà đầu tư nước ngoài đã “rót” khoảng 16,8 tỷ USD vào Việt Nam. "Đây có thể nói là một tín hiệu đáng mừng và cho thấy rằng Việt Nam vẫn đang giữ vững được vị trí là một địa điểm đầu tư đáng tin cậy", TS. Vũ Tiến Lộc cho biết thêm.
TS. Phan Hữu Thắng, Chủ tịch Viện Nghiên cứu đầu tư quốc tế, Nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ KHĐT, thông tin trong khối ASEAN, từ năm 2015, Việt Nam đã vượt qua Malaysia để trở thành nước tiếp nhận nguồn vốn FDI lớn thứ 3 trong khu vực, sau Singapore và Indonesia. Việt Nam cũng thuộc số ít nước ASEAN duy trì được dòng vốn FDI ổn định qua nhiều năm.
Trong năm 2021, FDI đăng ký đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020 và FDI thực hiện đạt 19,74 tỷ USD, giảm nhẹ 1,2% so với năm 2020. Khu vực FDI xuất siêu (tính cả dầu thô) là 28,5 tỷ USD, trong khi khối doanh nghiệp trong nhập siêu trên là 25,5 tỷ USD.
Tính đến tháng 8/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt khoảng 16,8 tỷ USD, bằng 87,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tuy vốn đăng ký mới chưa hồi phục hoàn toàn sau sự gián đoạn của các biện pháp chống dịch năm 2021, song vốn điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần tăng lần lượt là 50,7% và 3,6%.
Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước tính đạt 12,8 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính lũy kế đến ngày 20/8/2022, cả nước có 35.539 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 430 tỷ USD, bằng 61,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Cùng ngày, chương trình “Nhà đầu tư tìm kiếm gì từ thị trường Thành phố Hồ Chí Minh” là sự kiện thứ 9 trong chuỗi sự kiện đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài nước, đồng thời chia sẻ của đại diện các cơ quan ban ngành đã phần nào giúp doanh nghiệp có một góc nhìn mới đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về hoạt động đầu tư tại TP. HCM nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.